Nhóm nghiên cứn mạnh" Bảo quản và chế biến các nguyên liệu có nguồn gốc thực vật "

Thứ bảy - 21/04/2018 05:46
  1. Giới thiệu chung về nhóm nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu mạnh về Bảo quản và chế biến các nguyên liệu có nguồn gốc thực vật  gồm 14 thành viên  trong đó có 3 PGS.TS; 3 TS.; 8 ThS. Và KS tham gia:
- Trưởng nhóm: PGS.TS. Trần Thị Định
- Thư ký: TS. Đinh Thị Hiền.
TT Họ và tên Đơn vị
  1.  
PGS.TS. Trần Thị Định Khoa Công nghệ thực phẩm, HVN
  1.  
TS. Đinh Thị Hiền Khoa Công nghệ thực phẩm, HVN
  1.  
PGS. TS. Nguyễn Thị Bích Thủy Khoa Công nghệ thực phẩm, HVN
  1.  
PGS.TS. Trần Thị Lan Hương Khoa Công nghệ thực phẩm, HVN
  1.  
TS. Vũ Thị Kim Oanh Khoa Công nghệ thực phẩm, HVN
  1.  
TS. Hoàng Thị Minh Nguyệt Khoa Công nghệ thực phẩm, HVN
  1.  
ThS. Giang Trung Khoa Khoa Công nghệ thực phẩm, HVN
  1.  
ThS. Nguyễn Thị Hoàng Lan Khoa Công nghệ thực phẩm, HVN
  1.  
ThS. Nguyễn Thị Thu Nga Khoa Công nghệ thực phẩm, HVN
  1.  
ThS. Nguyễn Trọng Thăng Khoa Công nghệ thực phẩm, HVN
  1.  
ThS. Nguyễn Thị Quyên Khoa Công nghệ thực phẩm, HVN0
  1.  
ThS. Nguyễn Trường Thành Khoa Công nghệ thực phẩm, HVN
  1.  
KS. Nguyễn Thị Liên Minh Khoa Công nghệ thực phẩm, HVN
  1.  
KS. Nguyễn Thị Huyền Khoa Công nghệ thực phẩm, HVN
Tất cả các thành viên đều công tác tại Khoa Công nghệ Thực phẩm, tập trung chủ yếu tại 03 bộ môn Công nghệ chế biến thực phẩm, Thực phẩm dinh dưỡng và Công nghệ sau thu hoạch.
Từ năm 2011-2017 các thành viên đã và đang chủ nhiệm và tham gia nhiều đề tài, dự án thuộc cấp Học viện, cấp Bộ, cấp Nhà nước và dự ánHợp tác quốc tế.
Các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến các thành viên đã và đang áp dụng cụ thể như:
- Công nghệ bảo quản quả thanh long trong khí quyển kiểm soát.
- Kỹ thuật phân tích các sản phẩm trao đổi chất trung gian trong chu trình sinh tổng hợp ethylene của quả.
- Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất đồ uống.
Ngoài ra nhóm nghiên cứu mạnh còn liên kết  vớicác chuyên gia thuộc lĩnh vực nghiên cứu từ các trường đại học khác trên thế giới như: Bỉ, Mỹ, Áo, Hàn Quốc, vàThái Lan.
  1. Mục tiêu
Mục tiêu chung:
Nhóm nghiên cứu mạnh về “Bảo quản và chế biến các nguyên liệu có nguồn gốc thực vật” được thành lập nhằm mục đích nghiên cứu và ứng dụng những công nghệ tiên tiến để tạo ra các sản phẩm thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giàu hoạt chất sinh học phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, từ đó giúp nâng cao giá trị kinh tế của nông sản Việt Nam nâng cao vị thế của Học viện Nông nghiệp Việt Nam thông qua những sản phẩm nghiên cứu được chuyển giao vào thực tiễn và công bố khoa học trên các tạp chí quốc tế uy tín. 
Mục tiêu cụ thể: 
  • Tập hợp các nhà nghiên cứu khoa học trong và ngoài học viện để xây dựng các chương trình/dự án về lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản, thực phẩm có nguồn gốc thực vật.
  • Đào tạo đội ngũ nghiên cứu chuyên sâu, nâng cao năng lực của các nhà khoa học trong nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.
  • Sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất và trang thiết bị nghiên cứu khoa học của Học viện.
  • Góp phần nâng cao thương hiệu Học viện Nông nghiệp Việt Nam bằng sản phẩm khoa học công nghệ và các công bố khoa học trong nước và quốc tế.
  1. Định hướng nghiên cứu chính
  • Hệ thống sinh học để điều khiển quá trình chín của quả hô hấp đột biến
  • Công nghệ bảo quản trong khí quyển kiểm soát cho rau quả xuất khẩu
  • Phát triển và ứng dụng các loại màng trong bảo quản rau quả
  • Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất đồ uống giàu hoạt chất sinh học từ một số loại quả đặc sản (thanh long, chanh leo, me rừng…)
  • Công nghệ sản xuất thực phẩm ăn liền giàu dinh dưỡng, giàu hoạt chất sinh học (cháo, cơm dưỡng sinh; bột dinh dưỡng giàu canxi và vitamin D; bánh/thanh cao đạm....)
  • Thu nhận các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học cao (polyphenol, tinh dầu tía tô...)  và ứng dụng để bảo quản thực phẩm và sản xuất thực phẩm chức năng.
  • Hệ thống quản lý chất lượng rau quả
  1. c sản phẩm mong đợi
  • Quy trình xử lý sau thu hoạch và điều kiện bảo quản tối ưu cho rau quả (thanh long, chanh leo, bơ, hồ tiêu, nhãn, vải, mận, cà chua, rau gia vị…)
  • Kỹ thuật điều khiển quá trình chín của quả hô hấp đột biến (cà chua, bơ)
  • Quy trình công nghệ sản xuất đồ uống giàu hoạt chất sinh học từ một số loại quả đặc sản như chanh leo, thanh long, me rừng.
  • Quy trình công nghệ sản xuất thực phẩm ăn liền giàu dinh dưỡng, giàu hoạt chất sinh học

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay2,101
  • Tháng hiện tại24,779
  • Tổng lượt truy cập5,113,845
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây