Nhóm nghiên cứu mạnh "Cây công nghiệp ngắn ngày"

Thứ bảy - 21/04/2018 17:17
  1. Giới thiệu chung về nhóm nghiên cứu
Cây công nghiệm ngắn ngày như đậu tương, đậu xanh, lạc,… là những cây trồng mang lại giá trị cao về mặt kinh tế, và có  tiềm năng lớn phát triển tại nhiều vùng miền trên cả Việt Nam. Tuy nhiên, tình hình sản xuất cây công nghiệp ngắn tại nước ta còn gặp nhiều vấn đề gây ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng sản phẩm.
Nhìn nhận được tình tràng thực tiễn đó và nhận được sự quan tâm chỉ đạo từ Đảng Ủy, Ban Lãnh đạo Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Nhóm nghiên cứu mạnh về “Cây công nghiệp ngắn ngày” chính thức thành lập theo quyết định số 87/QĐ – HVN, ngày 12/01/2018.
Nhóm nghiên cứu khoa học Cây công nghiệp ngắn ngày gồm 11 thành viên trong đó có 01 PGS.TS.; 05 TS và 03 Ths, đây đều là những nhà khoa học được đào tạo từ các nước có nền nông nghiệp phát triển sử dụng công nghệ cao trong sản xuất. Hiện nay nhóm đang làm chủ quy trình kỹ thuật sản xuất giống đậu tương D140 – đây là giống đậu tương mới đã được công nhận là giống quốc gia.
Trưởng nhóm: TS. Vũ Đình Chính
Thư ký: ThS. Bùi Thế Khuynh
 
TT Họ và tên Đơn vị
1 TS. Vũ Đình Chính Khoa Nông học
2 Th.S. Bùi Thế Khuynh Khoa Nông học
3 TS. Vũ Ngọc Thắng Khoa Nông học
4 TS. Nguyễn Thanh Tuấn Khoa Nông học
5 TS. Vũ Thị Thúy Hằng Khoa Nông học
6 Th.S. Nguyễn Thị Thanh Hải Khoa Nông học
7 TS. Phạm Tuấn Anh Khoa Nông học
8 TS. Lê Thị Tuyết Châm Khoa Nông học
9 Th.S Nguyễn Đức Khánh Khoa Nông học
10 PGS.TS Hà Viết Cường Khoa Nông học
  1. Mục tiêu
 Mục tiêu chung: Nhóm nghiên cứu về cây công nghiệp ngắn ngày được thành lập với mục tiêu chọn tạo giống (đậu tương, đậu xanh, lạc, mía ) và các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thực tiễn sản xuất, đồng thời hình thành nên trường phái nghiên cứu mạnh trọng nước và hội nhập với thế giới.
* Mục tiêu cụ thể:
  • Tập hợp các nhà khoa học cũng lĩnh vực hợp tác giải quyết các vẫn đề khoa học lớn và hoàn chỉnh theo chuỗi.
  • Đào tạo đội ngũ nghiên cứu chuyên sâu, nâng cao năng lực của các nhà khoa học trong nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.
  • Sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất đồng ruộng, nhà lưới nhà kính và trang thiết bị nghiên cứu khoa học của Học viện.
  • Tạo thành sức mạnh tham gia đấu thầu các chương trình/dự án trong nước và quốc tế.
  • Xây dựng thương hiệu Học viện Nông nghiệp Việt Nam bằng sản phẩm khoa học công nghệ và các công bố khoa học trong nước và quốc tế.
  1. Định hướng nghiên cứu chính
Một số hướng nghiên cứu chính nhóm đặt ra:
  •    Nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương năng suất cao, chất lượng tốt, thời gian sinh trưởng phù hợp từng mùa vụ.
  •    Nghiên cứu chọn tạo giống đậu xanh thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, chín tập trung
  •    Nghiên cứu chọn tạo giống đậu cô ve năng suất cao, chất lượng tốt, chống bệnh khá.
  •    Nghiên cứu chọn tạo giống lạc năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh khá.
  •    Nghiên  cứu kỹ thuật thâm canh cây đậu tương(thời vụ, mật độ, bón phân...) cho các vùng trồng khác nhau
  •    Nghiên cứu kỹ thuật thâm canh cây lạc(thời vụ, mật độ, bón phân...) cho các vùng trồng khác nhau
  •    Nghiên cứu kỹ thuật thâm canh cây đậu xanh(thời vụ, mật độ, bón phân...) cho các vùng trồng khác nhau
  •    Nghiên cứu khả năng chống chịu hạn cho cây đậu tương
  •    Nghiên cứu khả năng chống chịu úng cho cây đậu tương
  •    Nghiên cứu khả năng chống chịu mặn cho cây đậu tương
  •    Nghiên cứu khả năng chống chịu hạn cho cây lạc
  •    Nghiên cứu khả năng chống chịu mặn cho cây lạc
  •    Nghiên cứu khả năng chống chịu hạn cho cây miá
  •    Nghiên cứu bón phân hữu cơ có sử dụng chế phẩm vi sinh vật cho đậu tương, cây lạc...
  1. c sản phẩm mong đợi
  • Các dòng lai đậu tương triển vọng
  • Các dòng đột biến đậu tương triển vọng
  • Các dòng lai đậu cô ve triển vọng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay4,357
  • Tháng hiện tại46,317
  • Tổng lượt truy cập5,082,718
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây