Nhóm nghiên cứu mạnh "Phát Triển Thảo Dược Và Các Chiết Xuất Hỗ Trợ Điều Trị Trong Phòng Và Trị Bệnh

Thứ sáu - 27/04/2018 15:25
  1. Giới thiệu chung về nhóm nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu Phát triển thảo dược và các chiết xuất hỗ trợ điều trị trong phòng và trị bệnh được thành lập với mục tiêu chọn ra các cây thuốc và ứng dụng chúng trong công tác phòng trị bệnh cho thú y.Việt Nam sở hữu trên 5000 loại thực vật có thể làm thuốc, với gần 200 loài có tiềm năng lớn và một số loài được đánh giá là đặc biệt quý hiếm.Tuy Việt Nam đứng thứ 15 trên thế giới về đa dạng sinh học và có nguồn dược liệu vô cùng phong phú và khả năng phát triển vùng dược liệu rất tốt do điều kiện khí hậu thuận lợi, nhưng sự phát triển của ngành này còn chưa tương xứng với tiềm năng. Bênh cạnh đó, ngành sản xuất dược liệu của VN tăng trưởng rất mạnh. Theo WHO, doanh số thu được từ SX dược liệu của VN năm 2009 là144 triệu USD, tăng lên 20% so với chỉ 1 năm trước đó (2008). Đến nay, chúng ta có khoảng 286 cơ sở sản xuất dược phẩm có sản xuất thuốc từ Dược liệu hoặc chuyên về Dược liệu, cung cấp ra thị trường tới 1294 chế phẩm Dược có nguồn gốc từ thực vật hay chiết xuất thực vật (2000). Để tự chủ hơn nguồn dược liệu và khai thác tiềm năng, chính phủ Việt Nam đề ra “Quy hoạch tổng thể phát triển Dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”, trong đó tập trung phát triển 8 vùng dược liệu trọng điểm thành các vùng trồng cây thuốc với quy mô lớn, đặt mục tiêu tự chủ nhiều hơn nguồn nguyên liệu và hướng đến xuất khẩu. Đồng thời, để bảo tồn và khai thác Dược liệu tự nhiên, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 179/QĐ-BYT ngày 20/5/2015 về việc sẽ thực hiện triển khai Quy hoạch 8 vùng Dược liệu trọng điểm, trong đó lựa chọn và khai thác hợp lý 24 loài, sản lượng dự kiến 2500 tấn dược liệu mỗi năm.  Bên cạnh việc phát triển các vùng dược liệu, chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 10/01/2014 cũng quy định các ưu tiên dành cho lĩnh vực dược liệu, trong đó ghi rõ cần phát huy các thế mạnh, tiềm năng của Việt Nam và phát triển hơn nữa các thuốc được sản xuất từ dược liệu, không chỉ trong nhân y mà còn cả trong thú y. Để góp phần vào định hướng phát triển chung của ngành Dược liệu Việt Nam cũng như khai thác tiềm năng ứng dụng của ngành trong chăn nuôi thú y, nhóm nghiên cứu mạnh  "Phát Triển Thảo Dược Và Các Chiết Xuất Hỗ Trợ Điều Trị Trong Phòng Và Trị Bệnh" được thành lập với mục tiêu cụ thể là tạo ra các chế phẩm thuốc thú y hoàn toàn từ thảo dược có tính ứng dụng cao trong thực tiễn.
 
  1. Mục tiêu
* Mục tiêu chung: Tìm được các cây thuốc truyền thống có thể ứng dụng phòng và trị bênh trong chăn nuôi thú y, nhằm hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe động vật và con người khi lạm dụng các thuốc hóa học trị liệu.
* Mục tiêu cụ thể:
  • Đẩy mạnh việc ứng dụng thảo dược vào công tác phòng và trị bệnh trong thú y bằng cách tạo ra được các chế phẩm có tính ứng dụng cao và áp dụng vào thực tiễn sản xuất.
  • Tập hợp các nhà khoa học từ nhiều lĩnh vực của thú y nhằm hướng đến dùng thảo dược giải quyết các vấn đề về phòng trị bệnh.
  • Đào tạo đội ngũ nghiên cứu , nâng cao năng lực của các nhà khoa học trong nhóm nghiên cứu về ứng dụng thảo dược và hướng đến chuyển giao kỹ thuật cho người chăn nuôi.
  • Sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất của các bộ môn trong khoa và nhà trường.
  • Hình thành nhóm nghiên cứu mạnh để tham gia đấu thầu các chương trình/ dự án trong nước và quốc tế.
  • Góp phần nâng cao thương hiệu học viện Nông nghiệp Việt Nam bằng sản phẩm khoa học công nghệ và các công bố khoa học trong nước và quốc tế. 
  • Tạo ra được ít nhất 2 chế phẩm có nguồn gốc thảo dược có thể ứng dụng trong phòng và trị bệnh cho động vật.
  1. Định hướng nghiên cứu chính
Tìm ra các chế phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược dùng phòng và trị các bệnh: lợn con phân trắng, viêm ruột tiêu chảy lợn sau cai sữa, viêm phế quản truyền nhiễm ở gà, chướng hơi dạ có ở trâu bò.
  1. c sản phẩm mong đợi
* Các chế phẩm phòng bệnh gồm:
+ Chế phẩm từ cỏ xước phòng bệnh lợn con tiêu chảy phân trắng.
+ Chế phẩm từ hoàng đằng phòng viêm ruột tiêu chảy ở lợn sau cai sữa.
+ Chế phẩm từ tỏi phòng bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà
+ Chế phẩm từ tỏi phòng chống bệnh chướng hơi dạ cỏ của trâu bò
Các chế phẩm đảm bảo giảm tỷ lệ mắc bệnh <30% khi gây bệnh thực nghiệm.
* Các chế phẩm chữa bệnh gồm:
+ Chế phẩm từ cỏ xước dùng điều trị bệnh lợn con tiêu chảy phân trắng.
+ Chế phẩm từ hoàng đằng dùng điều trị viêm ruột tiêu chảy ở lợn sau cai sữa.
+ Chế phẩm từ tỏi dùng điều trị bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà
+ Chế phẩm từ tỏi dùng điều trị bệnh chướng hơi dạ cỏ của trâu bò.
Các chế phẩm đảm bảo tỷ lệ khỏi bệnh cao với thời gian điều trị tương đương các thuốc hóa học trị liệu.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay893
  • Tháng hiện tại94,750
  • Tổng lượt truy cập4,287,363
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây