Nhóm nghiên cứu mạnh " Ứng dụng công nghệ thông tin trong nông nghiệp

Thứ bảy - 21/04/2018 16:53
  1. Giới thiệu chung về nhóm nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu mạnh “Ứng dụng công nghệ thông tin trong nông nghiệp”được thành lập theo chiến lược phát triển khoa học công nghệ chung của Học viện kết hợp với thế mạnh của đội ngũ nghiên cứu của Khoa Công nghệ thông tin. Hiện nay, nhóm gồm 26 thành viên do TS. Trần Đức Quỳnh làm trưởng nhóm, bao gồm 1 PGS.TS, 9 TS và 16 ThS.
Trưởng nhóm: TS. Trần Đức Quỳnh 
Thư ký: TS. Nguyễn Văn Hạnh
TT Họ và tên Đơn vị
  1.  
TS. Trần Đức Quỳnh  Khoa Công nghệ thông tin, HVN
  1.  
TS. Nguyễn Văn Hạnh Khoa Công nghệ thông tin, HVN
  1.  
PGS. TS. Nguyễn Văn Định Khoa Công nghệ thông tin, HVN
  1.  
TS. Phạm Quang Dũng Khoa Công nghệ thông tin, HVN
  1.  
TS. Nguyễn Thị Thủy Khoa Công nghệ thông tin, HVN
  1.  
TS. Nguyễn Duy Bình Khoa Quản lý đất đai, HVN
  1.  
TS. Phan Quang Sáng Khoa Công nghệ thông tin, HVN
  1.  
TS. Đinh Thị Hải Vân Khoa Môi trường, HVN
  1.  
TS. Chu Anh Tiệp Khoa Nông học, HVN
  1.  
ThS. Phan Trọng Tiến Khoa Công nghệ thông tin, HVN
  1.  
ThS. Đỗ Thị Huệ Khoa Công nghệ thông tin, HVN
  1.  
ThS. Nguyễn Xuân Thảo Khoa Công nghệ thông tin, HVN
  1.  
ThS. Hoàng Thị Hà Khoa Công nghệ thông tin, HVN
  1.  
ThS. Trần Trung Hiếu Khoa Công nghệ thông tin, HVN
  1.  
ThS. Lê Thị Nhung Khoa Công nghệ thông tin, HVN
  1.  
ThS. Lê Thị Minh Thùy Khoa Công nghệ thông tin, HVN
  1.  
ThS. Ngọc Minh Châu Khoa Công nghệ thông tin, HVN
  1.  
ThS. Nguyễn Thuỳ Dung Khoa Công nghệ thông tin, HVN
  1.  
ThS. Nguyễn Thị Bích Thủy Khoa Công nghệ thông tin, HVN
  1.  
ThS. Nguyễn Hà Thanh Khoa Công nghệ thông tin, HVN
  1.  
ThS. Phạm Thị Lan Anh Khoa Công nghệ thông tin, HVN
  1.  
ThS. Nguyễn Thị Huyền Khoa Công nghệ thông tin, HVN
  1.  
ThS. Trần Thị Thu Huyền Khoa Công nghệ thông tin, HVN
  1.  
ThS. Vũ Thị Lưu Khoa Công nghệ thông tin, HVN
  1.  
ThS. Nguyễn Thị Thảo Khoa Công nghệ thông tin, HVN
  1.  
TS. Phạm Việt Nga Khoa Công nghệ thông tin, HVN
 
Đội ngũ các nhà nghiên cứu trong nhóm đến từ nhiều đơn vị khác nhau và rất đa dạng về chuyên môn. Đây là một trong những thế mạnh để nhóm có thể tập trung vào những nghiên cứu mang tính chất đa ngành, giải quyết được các vấn đề thực tiễn đặt ra. Đa số thành viên trong nhóm là cán bộ giảng viên trẻ có đam mê và tâm huyết với nghiên cứu khoa học. Ngoài các thành viên của nhóm thì nhóm còn có đội ngũ các nhà nghiên cứu rất có kinh nghiệm ở trong và ngoài nước sẵn sàng hợp tác nghiên cứu sâu và hỗ trợ để nhóm hoàn thành tốt nhiệm vụ là phát triển các mô hình tính toán và các ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực nông nghiệp.
  1. Mục tiêu
* Mục tiêu chung:
Nhóm nghiên cứu mạnh “Ứng dụng công nghệ thông tin trong nông nghiệp” được thành lập với mục tiêu nghiên cứu và xây dựng các giải pháp ứng dụng CNTT trong ngành nông nghiệp đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thực tiễn sản xuất, đồng thời hình thành nên trường phái nghiên cứu mạnh trong nước và hội nhập với quốc tế.
* Mục tiêu cụ thể:
  • Tập hợp các nhà khoa học trong nhiều lĩnh vực hợp tác giải quyết các vấn đề cần ứng dụng CNTT vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
  • Đào tạo đội ngũ nghiên cứu chuyên sâu, nâng cao năng lực của các nhà khoa học trong nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.
  • Hình thành nhóm nghiên cứu mạnh để tham gia đấu thầu các chương trình/dự án trong nước và quốc tế.
  • Tạo mạng lưới hợp tác với các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về lĩnh vực công nghệ thông tin; thực hiện các nghiên cứu cả về cơ bản và ứng dụng, đặc biệt là ứng dụng trong nông nghiệp.
  • Góp phần nâng cao thương hiệu Học viện Nông nghiệp Việt Nam bằng sản phẩm khoa học công nghệ và các công bố khoa học trong nước và quốc tế.
  1. Định hướng nghiên cứu chính
Trong thời gian trước mắt nhóm đặt ra một số định hướng nghiên cứu chính như sau:
  • Nghiên cứu về các phương pháp tính toán thông minh trong nông nghiệp
  • Nghiên cứu về các phương pháp tính toán hiện đại, các mô hình tính toán và phân tích dữ liệu để giải quyết các vấn đề trong quy hoạch và sử dụng tài nguyên, dự báo năng suất cây trồng, dịch hại,...
  • Nghiên cứu các mô hình thông minh cho dự đoán, dự báo, khai phá tri thức, nhận dạng mẫu
  • Nghiên cứu các phương pháp phân tích xử lý hình ảnh, video và ứng dụng trong nông nghiệp
  • Phát triển phần mềm ứng dụng trong nông nghiệp
  • Nghiên cứu về các vấn đề phát sinh trong ngành nông nghiệp và xây dựng các phần mềm ứng dụng phục vụ việc quản lý, điều hành, thu thập số liệu,...
  • Xây dựng các phần mềm theo yêu cầu nghiên cứu của nhóm nghiên cứu
  • Tính toán thống kê và ứng dụng trong nông nghiệp
  • Nghiên cứu cơ sở lý thuyết, phương pháp luận của các phương pháp phân tích trong một số mô hình thống kê hiện đại.
  • Ứng dụng các phép phân tích thống kê giải quyết một số bài toán trong các lĩnh vực nông nghiệp, tài nguyên môi trường, …
  • Ứng dụng Phương trình đạo hàm riêng vào mô hình hóa các bài toán nông nghiệp
  • Mô hình dòng chảy trong các ống hữu hạn hoặc vô hạn
  • Mô hình hóa hệ truyền bệnh dịch, hệ vi sinh vật trong đất qua các hệ tán xạ- khuếch tán trên mạng.
  1. c sản phẩm mong đợi
  • ­Các bài báo khoa học, các bài tổng quan đăng trên các tạp chí trong nước và quốc tế
  • Các phần mềm ứng dụng phục vụ quản lý, điều hành, thu thập số liệu trong nông nghiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập52
  • Hôm nay274
  • Tháng hiện tại46,697
  • Tổng lượt truy cập5,083,098
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây