Thành phần loài tảo nước ngọt trong hệ ao nuôi trồng thủy sản tại khoa Thủy sản - Học viện Nông nghiệp Việt NAM

Thứ ba - 24/08/2021 09:07

 

Tảo có vai trò vô cùng quan trọng trong chuỗi thức ăn, tạo dưỡng khí và là nhóm sinh vật chỉ thị của hệ sinh thái thuỷ vực. Việc tìm hiểu và nghiên cứu về vi tảo đóng vai trò quan trọng, có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao năng suất cá tôm của các loại hình vực nước và các hình thức nuôi từ quảng canh cho đến thâm canh. Nhằm góp phần tạo cơ sở dữ liệu về vi tảo, đánh giá vai trò của các loài, sự biến động thành phần loài chính yếu trong hệ thống ao nuôi của khoa Thủy sản, nhóm nghiên cứu chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu biến động thành phần loài tảo nước ngọt trong hệ ao nuôi trồng thủy sản tại khoa Thủy sản - Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Kết quả thí nghiệm thu được trên cơ sở phân tích các số liệu định tính và định lượng qua các đợt thu mẫu đã xác định được 131 loài thuộc 6 ngành: tảo mắt (Euglenophyta), tảo lục (Chlorophyta), tảo lam (Cyanobacteriophyta), tảo khuê (Baccillariophyta), tảo vàng (Xanthophyta), tảo giáp (Pyrrophyta). Kết quả cho thấy thành phần loài vi tảo trong khu hệ ao nuôi cá của Khoa Thuỷ sản rất phong phú về kết cấu các ngành. Tóm tắt thành phần loài được trình bày ở Bảng 1 thể hiện sự kết cấu ấy thuộc 6 ngành tảo.

Bảng 1. Kết cấu các ngành tảo trong khu hệ ao nuôi thủy sản

 

STT

Ngành

Số lớp

Số bộ

Số họ

Số chi

Số loài

1

Euglenophyta

1

1

2

6

31

2

Chlorophyta

 

3

11

21

63

3

Cyanobacteriophyta

 

3

8

12

18

4

Bacillariophyta

 

2

3

7

16

5

Pyrrophyta

1

1

1

1

2

6

Xanthophyta

1

1

1

1

1

 

Tổng số

 

11

26

48

131

 

Theo số liệu chi tiết về tần số bắt gặp các loài tảo cho thấy tổng số loài hiện hữu của tảo mắt Euglena minh chứng sự chiếm ưu thế của tảo mắt này trong suốt thời gian nghiên cứu về thành phần loài và thậm chí về số lượng.

Hai ngành tảo vàng và tảo vàng ánh trong các ao không có tần suất bắt gặp cao. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với đặc tính sinh trưởng của hai ngành tảo vàng và vàng ánh, vì chúng ưu sống trong môi trường nước ngọt sạch, đặc biệt đặc trưng cho nước mang tính axit yếu của ao hồ có than bùn (Dương Đức Tiến và Võ Văn Chi, 1978).

Mặc dù số lượng cá thể của tảo giáp không cao do sự phát triển lấn át của tảo mắt và tảo lục, nhưng ở hầu hết các đợt thu mẫu (ở cả 05 ao nuôi thủy sản) đều bắt gặp loài tảo này ở thời gian nghiên cứu.

Từ kết quả nghiên cứu có thể nhận thấy thành phần loài vi tảo trong khu hệ ao tại Khoa Thủy sản rất phong phú, đa dạng, gồm 131 loài, thuộc 08 lớp, 11 bộ, 26 họ, 48 chi, tập trung trong 6 ngành: tảo lục, tảo mắt, tảo khuê, tảo lam, tảo vàng, và tảo giáp. Trong đó, tảo lục chiếm ưu thế về số lượng loài (63 loài), sau đó là tảo mắt (31 loài), tảo khuê (16 loài). Các ngành tảo còn lại chiếm số ít loài. Riêng có tảo giáp chiếm số ít loài nhưng số lượng tảo Gymnodinium aeruginesum chiếm ưu thế lớn trong ao nuôi trong cả quá trình nghiên cứu, đặc biệt tảo này có số lượng nhiều hơn vào mùa đông.  

Theo danh mục các loài chỉ thị cho môi trường nước ô nhiễm hữu cơ của Palmer (1980), kết quả thành phần loài ghi nhận có tổng số 12 loài vi tảo thuộc khu hệ ao nuôi thuỷ sản của Khoa, bao gồm: Euglena acus (Hình 2: 1, 2, 3), E. oxyruris (Hình 2: 4), E. viridis (Hình 2: 6), Phacus pleuronectes (Hình 2: 8), Micractinium pusillum (Hình 2: 9), Ankistrodemus falcatus (Hình 2: 5), Actinastrum hantzschii (Hình 2: 15), Chlorella vulgaris (Hình 2: 12),  Scenedesmus obliquus (Hình 2: 13),  S. quadricauda (Hình 2: 14), Pandorina morum (Hình 2: 11), Gymnodinium aeruginesum (Hình 2: 10). Hình ảnh của 12 loài vi tảo chỉ thị được trình bày lần lượt trong Hình 1.

Số liệu về những vi tảo chỉ thị này (là dữ liệu cơ sở) cho thấy cần có theo dõi về môi trường như mức độ ô nhiễm hữu cơ, độ kiềm để việc nuôi cá lăng và rô phi được kiểm soát tốt hơn, tránh nguy cơ dịch bệnh bùng phát.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Hình 1Hình ảnh vi tảo chỉ thị trong khu hệ ao nuôi thủy sản

Qua thực hiện đề tài chúng tôi nhận thấy cần thiết lập danh mục những loài vi tảo chỉ thị cho “thang” ô nhiễm hữu cơ từ nhẹ, đến vừa, và ô nhiễm nặng. Trên cơ sở đó, dùng chúng như chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước trong NTTS của khu hệ ao nuôi, giúp cho quản lý chặt chẽ và kinh tế môi trường nước ao nuôi tại Khoa Thủy sản. Đặc biệt, cần theo dõi thêm về sự phát triển của tảo mắt, chi Euglena.

 

Tác giả bài viết: Lê Thị Hoàng Hằng, Đoàn Thanh Loan, Phạm Thị Lam Hồng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập42
  • Hôm nay1,105
  • Tháng hiện tại43,065
  • Tổng lượt truy cập5,079,466
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây