Ban Khoa Học Và Công Nghệ - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

http://khcn.vnua.edu.vn


Nhóm nghiên cứu mạnh "Công nghệ enzyme - protein tái tổ hợp"

  1. Giới thiệu chung về nhóm nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu mạnh về công nghệ enzyme - protein tái tổ hợp được thành lập trong khuôn khổ Đề án quy hoạch nguồn nhân lực khoa học và công nghệ của Học viện Nông nghiêp Việt Nam với sự tham gia của 08 các nhà khoa học từ khoa Công nghệ sinh học.
Trưởng nhóm: TS. Nguyễn Thị Cẩm Châu          
Thư ký: ThS. Nguyễn Thị Dung
TT Họ và tên Đơn vị
  1.  
TS. Nguyễn Thị Cẩm Châu KhoaCông nghệ sinh học, HVN
  1.  
TS. Nguyễn Đức Bách Khoa Công nghệ sinh học, HVN
  1.  
ThS. Nguyễn Quốc Trung Khoa Công nghệ sinh học, HVN
  1.  
ThS. Trịnh Thị Thu Thuỷ Khoa Công nghệ sinh học, HVN
  1.  
ThS. Phạm Thị Dung Khoa Công nghệ sinh học, HVN
  1.  
TS. Nguyễn Xuân Cảnh Khoa Công nghệ sinh học, HVN
  1.  
GS.TS. Phan Hữu Tôn Khoa Công nghệ sinh học, HVN
  1.  
ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh Khoa Công nghệ sinh học, HVN
 
 
Mục tiêu của nhóm là nhằm xây dựng các hệ thống biểu hiện ở các dòng tế bào khác nhau, phân lập, tách dòng và biểu hiện gen tạo enzyme, protein tái tổ hợp, từ đó phát triển các vật liệu bao gồm các vector, tế bào chủ cho tách dòng và biểu hiện gen. Nhóm nghiên cứu phát triển các kit chẩn đoán bệnh ở cây trồng, vật nuôi và động vật thuỷ sản.
Nhóm nghiên cứu tách dòng gen và biểu hiện protein, enzyme tái tổ hợp theo yêu cầu thực tiễn. Bên cạnh đó, nhóm tập trung sàng lọc các nguồn vi sinh vật, thực vật, vi tảo chứa nguồn gen mã hoá cho các protein, enzyme có tiềm năng ứng dụng thực tiễn. Nhóm hướng đến xây dựng thư viện gen và dòng tế bào cho biểu hiện gen. Nhóm cũng nghiên cứu nhằm phát triển các kỹ thuật và quy trình biểu hiện protein tái tổ hợp mới.
Một trong những sản phẩm cụ thể mà nhóm nhắm tới là những kit chẩn đoán bệnh dựa trên cơ sở tạo protein tái tổ hợp của các kháng nguyên, kháng thể có nguồn gốc virus. vi khuẩn, nấm bệnh nhằm chẩn đoán nhanh các bệnh ở vật nuôi và thuỷ sản. Nhóm hướng tới chủ động sản xuất được protein, enzyme tái tổ hợp, xây dựng quy trình chuẩn để sản xuất và bảo quản enzyme, protein cũng như kit chẩn đoán đáp ứng nhu cầu thị trường.
  1. Mục tiêu
* Mục tiêu chung: Xây dựng thư viện gen và hệ thống biểu hiện gen tạo protein, enzyme tái tổ hợp trên các dòng tế bào khác nhau, từ đó chủ động sản xuất protein, enzyme tái tổ hợp và các kit chẩn đoán bệnh phục vụ chăn nuôi và thuỷ sản.
* Mục tiêu cụ thể: Phân lập, tách dòng và biểu hiện gen tạo protein tái tổ hợp. Sàng lọc các gen mã hoá protein tái tổ hợp hữu ích đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Xây dựng quy trình chuẩn để sản xuất, bảo quản enzyme, protein và kit chẩn đoán.
  1. Định hướng nghiên cứu chính
- Nghiên cứu biểu hiện gen ở các dòng tế bào khác nhau.
- Sàng lọc các gen mã hoá protein tái tổ hợp từ các nguồn vi sinh vật, thực vật, vi tảo, xây dựng thư viện gen cho biểu hiện protein.
- Thiết kế, xây dựng hệ thống vector và dòng tế bào biểu hiện protein tái tổ hợp.
- Phát triển quy trình biểu hiện protein, enzyme tái tổ hợp.
- Phát triển các kit chẩn đoán bệnh trên động thực vật trên cơ sở tạo protein tái tổ hợp của các kháng nguyên, kháng thể có nguồn gốc từ virus, vi khuẩn, nấm bệnh.
  1. c sản phẩm mong đợi
- Hệ thống cho phép biểu hiện protein, enzyme tái tổ hợp (ở E. coli và nấm men)
- Kháng thể đặc hiệu với kháng nguyên của vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis ở bò, tiêu chảy ở lợn
- Hormone GnRH, FSH và LH tái tổ hợp phục vụ công nghệ sinh sản động vật.
- Các kit chẩn bệnh dựa trên cơ sở tạo protein tái tổ hợp của các kháng nguyên, kháng thể có nguồn gốc từ virus, vi khuẩn, nấm bệnh nhằm chẩn đoán nhanh các bệnh dịch như tả ở lợn, salmonella ở gà, bệnh virus ở tôm.
- Các enzyme tái tổ hợp sử dụng trong công nghiệp dược phẩm, công nghệ thực phẩm chế biến như cycloamyloses.
- Các bộ kít phát hiện vi khuẩn, độc tố gây bệnh bằng công nghệ protein tái tổ hợp
- Enzyme tái tổ hợp lipase, lactosidase và cellulase
- Các chủng E. coli mang các gene tổng hợp và chuyển hóa các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học, các sesquiterpene và dẫn xuất.
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây