Nhóm nghiên cứu mạnh ""Sinh sản vật nuôi"
- Thứ sáu - 27/04/2018 15:20
- In ra
- Đóng cửa sổ này
-
Giới thiệu chung về nhóm nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu mạnh về Sinh sản vật nuôi bao gồm các giảng viên của bộ môn Ngoại sản, khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Nhóm gồm 8 thành viên, trong đó có 2 PGS, 2 TS, 3 ThS và 1 BSTY. Trong vài năm gần đây, bộ môn Ngoại sản đã có những thành tựu đáng kể về nghiên cứu khoa học như đấu thầu thành công các đề tài cấp Bộ, cấp Nhà nước, đề tại Nghị định thư. Trên cơ sở các đề tài đã đấu thầu thành công, một số sản phẩm của đề tài như vòng tẩm progesterone đặt âm đạo bò đã được chế tạo thành công. Để phát huy hơn nữa những gì đã đạt được, bộ môn Ngoại sản, dưới sự chỉ đạo của Ban giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Ban Chủ nhiệm khoa thú y đã thành lập nhóm nghiên cứu mạnh Sinh sản vật nuôi.
-
Mục tiêu
a.Mục tiêu chung
Nhóm nghiên cứu sinh sản vật nuôi được thành lập với mục đích nghiên cứu các biện pháp kĩ thuật nâng cao năng suất sinh sản của gia súc, gia cầm, chế tạo các sản phẩm ứng dụng trong điều khiển sinh sản của gia súc và điều trị các bệnh sinh sản ở gia súc.
b.Mục tiêu cụ thể
Tập hợp các nhà khoa học cùng lĩnh vực hợp tác giải quyết các vấn đề khoa học và thực tiễn liên quan tới sinh sản ở gia súc, gia cầm.
Đào tạo đội ngũ nghiên cứu chuyên sâu, nâng cao năng lực của các nhà khoa học trong nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.
Hình thành nhóm nghiên cứu mạnh để tham gia đấu thầu các chương trình/dự án trong nước và quốc tế.
Góp phần nâng cao thương hiệu Học viện Nông nghiệp Việt Nam bằng sản phẩm khoa học công nghệ và các công bố khoa học trong nước và quốc tế.
3. Định hướng nghiên cứu chính
Nhóm nghiên cứu mạnh Sinh sản vật nuôi có định hướng nghiên cứu là ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất sinh sản của vật nuôi. Các hướng nghiên cứu chính của Nhóm bao gồm tao phôi bò in vivo, in vitro, tạo phôi lợn in vitro, ứng dụng hormone trong điều khiển sinh sản của gia súc,
4. Các sản phẩm mong đợi
-
Tạo ra vòng tẩm progesterone đặt âm đạo bò để điều khiển chu kì sinh dục của bò, điều trị bệnh sinh sản và nâng cao năng suất sinh sản.
-
Tạo phôi in vivo và in vitro có chất lượng tốt, có thể thương mại hóa.
-
Tạo ra các môi trường pha chế, bảo tồn tinh dịch có chất lượng tốt, có thể thương mại hóa.
-
Tạo ra sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để điều trị bệnh viêm tử cung ở bò,c ó thể thương mại hóa được.