Ban Khoa Học Và Công Nghệ - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

http://khcn.vnua.edu.vn


Nhóm nghiên cứu mạnh về Dinh dưỡng thức ăn và nuôi trồng thủy sản

1. Giới thiệu chung về nhóm nghiên cứu
  Nuôi trồng thủy sản có lịch sử trên 2000 năm, nhưng về dinh dưỡng học thủy sản còn rất non trẻ, do từ lâu nay nuôi thủy sản chủ yếu là hình thức nuôi quảng canh cải tiến. Thức ăn chủ yếu và thức ăn tự nhiên, nên như cầu nghiên cứu về dinh dưỡng thủy sản cũng không được đặt nặng. Nếu có cũng chỉ là những nghiên cứu về hình thức bón phân gây màu nước, làm thế nào để tận dụng hết thức ăn tự nhiên. Chỉ đến khi hình thức nuôi thâm canh với việc sử dụng thức ăn công nghiệp xuất hiện, việc nghiên cứu dinh dưỡng thủy sản mới được quan tâm, để giải đáp câu hỏi: loại thức ăn nào giúp cá tăng trưởng tốt, không bệnh tật và giá thành sản xuất rẻ nhất.
Tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong việc chế biến thức ăn cho cá chưa được áp  dụng rộng rãi. Chế biến thức ăn chủ yếu mới tập trung ở các hình thức nuôi cá trong bè, ao thâm canh. Còn lại nhiều địa phương, nhiều cơ sở (quốc doanh, tập thể, tư nhân...) chưa áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong chế biến sử dụng thức ăn (thức ăn viên, vật liệu kết dính...). Biện pháp phổ biến trong sử dụng thức ăn tinh hiện nay là dùng thức ăn khô (bột cá, bột đậu nành, bột bắp, cám...) rãi trên mặt nước ao. Như vậy thức ăn sẽ bị lãng phí nhiều, làm giảm hiệu quả cho ăn, rất dễ dàng gây ô nhiểm môi trường nước.
Do nhận thức ngày càng rõ về vai trò của nghề nuôi thủy sản trong sự phát triển kinh tế khu vực, kinh tế gia đình nên vị trí thức ăn ngày càng được đánh giá đúng mức.
Hiện nay, xu hướng nuôi đang chuyển từ phương thức nuôi quảng canh sang nuôi bán thâm canh. Nhiều vùng nuôi tập trung theo kiểu thâm canh công nghiệp và sản xuất hàng hóa lớn đã hình thành. Hình thức và đối tượng nuôi cũng khá phong phú, nhưng ở vùng nước lợ chủ yếu là tôm và một số loài nhuyễn thể có giá trị xuất khẩu. Sản phẩm nuôi mặn, lợ đã mang lại giá trị xuất khẩu rất cao cho nền kinh tế quốc dân và thu nhập đáng kể cho người lao động.  
Đối với nuôi thủy sản nước ngọt, hình thức nuôi lồng bè và kết hợp với khai thác cá trên sông đang ngày càng phổ biến. Hình thức này đã tận dụng được diện tích mặt nước, tạo được việc làm và tăng thu nhập
Chính vì vậy, việc thành lập nhóm nghiên cứu mạnh về Dinh dưỡng thức ăn và nuôi trồng thủy sản là hết sức cần thiết.
2. Mục tiêu
* Mục tiêu chung:
          Nhóm nghiên cứu mạnh Dinh dưỡng thức ăn và thức ăn thuỷ sản được thành lập với mục tiêu nghiên cứu, xuất bản, chuyển giao công nghệ liên quan tới dinh dưỡng thức ăn và nuôi trồng thủy sản. Từ đó, ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào giảng dạy và sản xuất nhằm góp phần phát triển ngành thủy sản bền vững
* Mục tiêu cụ thể:
          - Nghiên cứu cải tiến hiệu quả sử dụng thức ăn thủy sản, các quy trình cho ăn tiết kiệm thức ăn, bảo vệ môi trường, phòng tránh dịch bệnh.
          - Nghiên cứu sản xuất một số thức ăn, nguyên liệu thức ăn cho thủy sản
          - Nghiên cứu sử dụng các nguyên liệu thức ăn thủy sản trên các đối tượng nuôi tại Việt Nam.
          - Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn về thức ăn thủy sản, an toàn thực phẩm.
          - Xây dựng thành công mô hình nuôi trồng thủy sản công nghệ cao đảm bảo tiết kiệm thức ăn, giảm chất thải từ thức ăn ra môi trường.
          - Nghiên cứu thức ăn phục vụ mục tiêu phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản.
          - Công nghệ sinh sản các đối tượng thủy sản
          - Công nghệ ương nuôi giống chất lượng cao, sạch bệnh
          - Công nghệ nuôi trồng truyền thống, công nghệ cao ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản.
          - Thực hiện các nghiên cứu khác theo nhu cầu của thực tế xã hội. 
          - Tập hợp các nhà khoa học cùng lĩnh vực nghiên cứu và giải quyết các vấn đề khoa học và thực tiễn trong nuôi trồng thủy sản.
          - Đào tạo đội ngũ nghiên cứu chuyên sâu, nâng cao năng lực của các nhà khoa học trong nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.
          - Sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất và trang thiết bị nghiên cứu khoa học của Học viện.
          - Hình thành nhóm nghiên cứu để tham gia đấu thầu các chương trình/dự án trong nước và quốc tế, nhóm xuất bản trong nước và quốc tế.
          - Góp phần nâng cao thương hiệu Học viện Nông nghiệp Việt Nam bằng sản phẩm khoa học công nghệ và các công bố khoa học trong nước và quốc tế, các ứng dụng khoa học vào thực tế sản xuất.
3. Định hướng nghiên cứu chính
* Về dinh dưỡng thức ăn
          - Nghiên cứu thức ăn và tác động đến môi trường
+ Thức ăn cho các loại thủy sản giai đoạn ương giống
+ Thức ăn cho cá hồi, cá chim vây vàng…
+ Thức ăn bổ sung nâng cao sức đề kháng cho thủy sản
+ Thức ăn cho tôm càng xanh, các loài giáp xác khác
+ Thức ăn cho ốc nhồi, cá vàng, cá cảnh khác
+ Thức ăn cho đối tượng nhuyễn thể
+ Thử nghiệm các loại thức ăn, các tiền chất sinh học (prebiotic, probiotic, immune marker....) đến sinh trưởng, tỷ lệ sống, khả năng miễn dịch-kháng bệnh của một số đối tượng thuỷ sản
          - Thức ăn và an toàn thực phẩm thủy sản
          - Nghiên cứu giảm chi phí thức ăn
          - Sản xuất và chế biến thức ăn thuỷ sản.
* Nuôi trồng thủy sản
- Công nghệ nuôi thủy sản
         + Quy trình cho cá tra, cá rô phi, cá chép…
         + Nuôi một số đối tượng thuỷ sản bố mẹ làm cơ sở sản xuất giống (gây dựng quy mô nhỏ ban đầu).
         + Các quy trình nuôi tiết kiệm thức ăn, tiết kiệm nước, giảm ô nhiễm môi trường, giảm dịch bệnh…
          + Thử nghiệm sinh sản nhân tạo một số đối tượng thuỷ sản tại khoa thuỷ sản.
- Định hướng nghiên cứu chuyên sâu về mô hình, thiết bị NTTS.
4. Các sản phẩm mong đợi
- Các quy trình kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản: Cá Tra, Cá Lóc, Tôm càng xanh, thủy đặc sản,....)
- Dự thảo “ Quy chuẩn thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dùng trong nuôi thủy sản- Yêu cầu đảm bảo an toàn thực phẩm”
- Các semina, hội thảo, bài báo,....
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây