Nhóm nghiên cứu "Nấm ăn, Nấm dược liệu"
- Thứ bảy - 21/04/2018 16:09
- In ra
- Đóng cửa sổ này
- Giới thiệu chung về nhóm nghiên cứu
1.1. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu và phát triển nấm.
Nấm lớn (Marco Fungi) có ý nghĩa quan trọng trong đời sống, kinh tế xã hội và trong nghiên cứu khoa học. Nhiều loài được sử dụng làm thực phẩm giàu dinh dưỡng, một số được sử dụng làm dược phẩm để chữa trị một số bệnh nguy hiểm như tim mạch, béo phì, giải độc và bảo vệ tế bào gan, loãng xương… Trên thế giới đã xác định được ít nhất 14.000 loài (Trịnh Tam Kiệt, 2013), trong số đó có khoảng 2000 loài nấm có thể ăn và dùng làm thuốc. Ngoài nguồn thu hái từ tự nhiên, người ta đã trồng được hơn 80 loại theo phương pháp nhân tạo (công nghiệp, bán công nghiệp) cho năng suất cao.
Việt Nam là một nước nông nghiệp, giàu tiềm năng lâm nghiệp do có nguồn phế phụ phẩm từ nông, lâm nghiệp (rơm, rạ, mùn cưa, bã mía, thân ngô, lõi ngô…) đạt mức trên 40 triệu tấn/năm, đây là nguồn nguyên liệu thích hợp để trồng nấm. Bên cạnh đó, điều kiện tự nhiên (nhiệt độ, độ ẩm…) của nước ta rất phù hợp với việc trồng nhiều loài nấm. Hiện nay việc nuôi trồng nấm đang được đẩy mạnh ở các địa phương trong cả nước và là nguồn thu nhập đáng kể trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp, nông thôn. Nhận định trên đã được đánh giá cụ thể tại báo cáo (thực trạng và giải pháp phát triển nấm tại các tỉnh phía Bắc - Hội nghị phát triển nấm các tỉnh phía Bắc, Đồ Sơn - Hải Phòng 22/9/2011). Đặc biệt Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 439/QĐ-TTg ngày 16/4/2012 phê duyệt Danh mục sản phẩm quốc gia thực hiện từ năm 2012 thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 trong đó sản phẩm nấm ăn và nấm dược liệu là một trong chín sản phẩm được ưu tiên phát triển.
Thông qua phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu và phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nấm ăn và nấm dược liệu trên thế giới và thực trạng sản xuất nấm ở Việt Nam. Nhóm nghiên cứu chuyên sâu về nấm ăn, nấm dược liệu được thành lập nhằm cụ thể hóa chiến lược của Khoa CNSH - Học viện Nông nghiệp Việt Nam liên quan đến nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực phát triển chuyên ngành nấm.
Phối hợp được sức mạnh tổng hợp, không ngừng đổi mới trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm khoa học có giá trị đáp ứng yêu cầu của xã hội.
1.3. Thành viên chính của nhóm nghiên cứu
Nấm lớn (Marco Fungi) có ý nghĩa quan trọng trong đời sống, kinh tế xã hội và trong nghiên cứu khoa học. Nhiều loài được sử dụng làm thực phẩm giàu dinh dưỡng, một số được sử dụng làm dược phẩm để chữa trị một số bệnh nguy hiểm như tim mạch, béo phì, giải độc và bảo vệ tế bào gan, loãng xương… Trên thế giới đã xác định được ít nhất 14.000 loài (Trịnh Tam Kiệt, 2013), trong số đó có khoảng 2000 loài nấm có thể ăn và dùng làm thuốc. Ngoài nguồn thu hái từ tự nhiên, người ta đã trồng được hơn 80 loại theo phương pháp nhân tạo (công nghiệp, bán công nghiệp) cho năng suất cao.
Việt Nam là một nước nông nghiệp, giàu tiềm năng lâm nghiệp do có nguồn phế phụ phẩm từ nông, lâm nghiệp (rơm, rạ, mùn cưa, bã mía, thân ngô, lõi ngô…) đạt mức trên 40 triệu tấn/năm, đây là nguồn nguyên liệu thích hợp để trồng nấm. Bên cạnh đó, điều kiện tự nhiên (nhiệt độ, độ ẩm…) của nước ta rất phù hợp với việc trồng nhiều loài nấm. Hiện nay việc nuôi trồng nấm đang được đẩy mạnh ở các địa phương trong cả nước và là nguồn thu nhập đáng kể trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp, nông thôn. Nhận định trên đã được đánh giá cụ thể tại báo cáo (thực trạng và giải pháp phát triển nấm tại các tỉnh phía Bắc - Hội nghị phát triển nấm các tỉnh phía Bắc, Đồ Sơn - Hải Phòng 22/9/2011). Đặc biệt Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 439/QĐ-TTg ngày 16/4/2012 phê duyệt Danh mục sản phẩm quốc gia thực hiện từ năm 2012 thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 trong đó sản phẩm nấm ăn và nấm dược liệu là một trong chín sản phẩm được ưu tiên phát triển.
Thông qua phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu và phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nấm ăn và nấm dược liệu trên thế giới và thực trạng sản xuất nấm ở Việt Nam. Nhóm nghiên cứu chuyên sâu về nấm ăn, nấm dược liệu được thành lập nhằm cụ thể hóa chiến lược của Khoa CNSH - Học viện Nông nghiệp Việt Nam liên quan đến nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực phát triển chuyên ngành nấm.
Phối hợp được sức mạnh tổng hợp, không ngừng đổi mới trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm khoa học có giá trị đáp ứng yêu cầu của xã hội.
1.3. Thành viên chính của nhóm nghiên cứu
Trưởng nhóm: ThS. Ngô Xuân Nghiễn
Thư ký: TS. Nguyễn Thị Bích Thùy
TT | Họ và tên | Đơn vị |
|
Ngô Xuân Nghiễn | Khoa Công nghệ sinh học, HVN |
|
Nguyễn Thị Bích Thùy | Khoa Công nghệ sinh học, HVN |
|
Nguyễn Xuân Cảnh | Khoa Công nghệ sinh học, HVN |
|
Trần Đông Anh | Khoa Công nghệ sinh học, HVN |
|
Nguyễn Thị Luyện | Khoa Công nghệ sinh học, HVN |
- Mục tiêu
Thu thập được nguồn gen nấm ăn, nấm dược liệu (trên 200 chủng giống) của VN và thế giới.
Chọn tạo được một số giống nấm chủ lực (nấm ăn, nấm dược liệu) được công nhận trong danh mục giống của Bộ Nông nghiệp.
Xây dựng được công nghệ nhân giống, nuôi trồng nấm ăn, nấm dược liệu hướng công nghệ cao trong môi trường dịch thể, giá thể xốp tổng hợp...được công nhận tiến bộ kỹ thuật cấp cơ sở.
Có được quy trình phòng, trừ bệnh tổng hợp cho nấm theo hướng an toàn, thân thiện môi trường được công nhận tiến bộ kỹ thuật cấp cơ sở
Tạo ra được một số sản phẩm có giá trị gia tăng cao từ quả thể, sinh khối sợi nấm dược liệu mang thương hiệu Học viện
Xây dựng được quy trình sản xuất sản phẩm phân hữu cơ vi sinh từ bã nấm
Có được mô hình tổ chức sản xuất nấm bền vững theo hướng hợp tác xã, trang trại, doanh nghiệp công nghệ cao.
Kết quả nghiên cứu khoa học để phục vụ giảng dạy, công bố công trình khoa học, phục vụ sản xuất nhằm nâng cao vị thế của Khoa, Học viện đối với cộng đồng quốc tế, trong nước và thực tiễn sản xuất.
Chọn tạo được một số giống nấm chủ lực (nấm ăn, nấm dược liệu) được công nhận trong danh mục giống của Bộ Nông nghiệp.
Xây dựng được công nghệ nhân giống, nuôi trồng nấm ăn, nấm dược liệu hướng công nghệ cao trong môi trường dịch thể, giá thể xốp tổng hợp...được công nhận tiến bộ kỹ thuật cấp cơ sở.
Có được quy trình phòng, trừ bệnh tổng hợp cho nấm theo hướng an toàn, thân thiện môi trường được công nhận tiến bộ kỹ thuật cấp cơ sở
Tạo ra được một số sản phẩm có giá trị gia tăng cao từ quả thể, sinh khối sợi nấm dược liệu mang thương hiệu Học viện
Xây dựng được quy trình sản xuất sản phẩm phân hữu cơ vi sinh từ bã nấm
Có được mô hình tổ chức sản xuất nấm bền vững theo hướng hợp tác xã, trang trại, doanh nghiệp công nghệ cao.
Kết quả nghiên cứu khoa học để phục vụ giảng dạy, công bố công trình khoa học, phục vụ sản xuất nhằm nâng cao vị thế của Khoa, Học viện đối với cộng đồng quốc tế, trong nước và thực tiễn sản xuất.
- Định hướng nghiên cứu chính
- Thu thập, bảo tồn và phát triển nguồn gen nấm ăn, nấm dược liệu;
- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển công nghệ sản xuất giống, nuôi trồng, bảo quản, chế biến các loại nấm chủ lực; nấm dược liệu; nấm quý hiếm.
- Nghiên cứu các biện pháp phòng chống bệnh tổng hợp.
- Nghiên cứu xử lý phế thải sau trồng nấm thành các dạng phân hữu cơ.
- Nghiên cứu xây dựng các mô hình sản xuất nấm hiệu quả, có tính ứng dụng cao cho các địa phương
- Hợp tác với các tổ chức quốc tế trong việc hỗ trợ chuyên gia, đào tạo chuyên sâu, nghị định thư…
- Các sản phẩm mong đợi
- Nghiên cứu và chọn tạo thành công 02 giống nấm ăn được công nhận cho sản xuất thử.
- Sản xuất thành công các giống nấm dược liệu (vân chi, đông trung hạ thảo) có hàm lượng các nhóm hoạt chất cao, các giống được công nhận sản xuất thử
- Nghiên cứu và đưu vào thực tế các quy trình kỹ thuật nhân giống, nuôi trồng, bảo quản và chế biến các chủng nấm mới được chọn tạo.