Nghiên cứu xây dựng hệ số phát thải từ hoạt động đốt rơm rạ để ứng dụng vào kiểm kê phát thải và đánh giá tác động lên chất lượng không khí tại thành phố Hà Nội
- Thứ ba - 10/08/2021 15:12
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Lúa gạo là loại cây trồng chính của Việt Nam. Với một lượng rơm rạ khổng lồ sau thu hoạch, người nông dân đã chọn biện pháp đốt rơm rạ ngay tại đồng ruộng để giải phóng mặt bằng chuẩn bị cho mùa vụ tiếp theo. Việc chất rơm thành đống rồi đốt cháy âm ỉ gây ô nhiễm môi trường không khí trên diện rộng, gây nên các loại bệnh tật liên quan đến hô hấp, ảnh hưởng tới sức khoẻ người dân. Ngoài các khí góp phần vào việc gây hiệu ứng nhà kính, làm biến đổi khí hậu như CO2, CH4, NOx thì khói đốt rơm còn chứa một lượng các hợp chất hữu cơ có tính độc cao như các hydrocarbon thơm đa vòng (Polycyclic aromatic hydrocarbon, PAHs) và các dẫn xuất của nó (Nitro-polycyclic aromatic hydrocarbon, NPAHs). Vì vậy việc xác định hệ số phát thải của các chất ô nhiễm độc hại từ đốt rơm rạ, và đánh giá ảnh hưởng của nó lên chất lượng môi trường không khí là một nghiên cứu cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn trong bối cảnh hiện nay.
Lúa gạo là loại cây trồng chính của Việt Nam. Với một lượng rơm rạ khổng lồ sau thu hoạch, người nông dân đã chọn biện pháp đốt rơm rạ ngay tại đồng ruộng để giải phóng mặt bằng chuẩn bị cho mùa vụ tiếp theo. Việc chất rơm thành đống rồi đốt cháy âm ỉ gây ô nhiễm môi trường không khí trên diện rộng, gây nên các loại bệnh tật liên quan đến hô hấp, ảnh hưởng tới sức khoẻ người dân. Ngoài các khí góp phần vào việc gây hiệu ứng nhà kính, làm biến đổi khí hậu như CO2, CH4, NOx thì khói đốt rơm còn chứa một lượng các hợp chất hữu cơ có tính độc cao như các hydrocarbon thơm đa vòng (Polycyclic aromatic hydrocarbon, PAHs) và các dẫn xuất của nó (Nitro-polycyclic aromatic hydrocarbon, NPAHs). Vì vậy việc xác định hệ số phát thải của các chất ô nhiễm độc hại từ đốt rơm rạ, và đánh giá ảnh hưởng của nó lên chất lượng môi trường không khí là một nghiên cứu cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn trong bối cảnh hiện nay.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành thực nghiệm lấy mẫu, phân tích mẫu để xác định hệ số phát thải của các chất ô nhiễm độc hại, bao gồm bụi PM2.5, TSP, CO, CO2, SO2, NOx, và các hydrocarbon thơm đa vòng PAHs, NPAHs trong bụi phát thải từ đốt rơm rạ sau thu hoạch ngoài đồng ruộng tại các vùng trồng lúa xung quanh Hà nội, cụ thể tại Quốc Oai, Đa Tốn và Đông Anh. Kết quả của đề tài là những thông tin hữu ích về nồng độ phát thải và hệ số phát thải của các chất ô nhiễm từ việc đốt rơm rạ sau thu hoạch tại Hà nội, kiểu đốt điển hình cho phía Bắc Việt Nam. Kết quả này được ứng dụng trong việc kiểm kê phát thải, xác định mức độ đóng góp của các nguồn chất ô nhiễm không khí từ việc đốt rơm rạ, là nguồn dữ liệu thông tin quan trọng và hữu ích cho các nhà quản lý môi trường trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí bởi các chất có độc tính cao từ trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Kết quả của đề tài còn giúp ích trong việc đánh giá khả năng lan truyền các chất ô nhiễm từ nguồn thải trong môi trường không khí, đánh giá ảnh hưởng của các chất độc từ khói đốt rơm đến môi trường và sức khoẻ con người trong các nghiên cứu tiếp theo
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu về những chất có độc tính cao này sẽ là những bằng chứng cụ thể để tuyên truyền sâu rộng cho bà con nông dân tác hại của việc đốt rơm rạ đối với ô nhiễm môi trường và sức khoẻ của người dân, giảm thiểu tối đa phương pháp này để bà con ứng dụng những biện pháp sử dụng rơm rạ khác một cách hiệu quả hơn, mang lại giá trị kinh tế cho bà con nông dân từ việc sử dụng rơm rạ sau thu hoạch, đồng thời giảm áp lực chi phí trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí từ việc đốt rơm rạ.
Đề tài cung cấp cho sinh viên ngành Khoa học môi trường các phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu, phương pháp xác định hệ số phát thải, phương pháp sử dụng bản đồ và kiểm kê phát thải, sử dụng mô hình WRF-Chem trong đánh giá chất lượng không khí. Đề tài đã góp phần đào tạo 2 sinh viên chuyên ngành Khoa học môi trường tốt nghiệp đạt điểm A, một nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học đạt giải 3, 02 học viên cao học đã bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp và đạt điểm A, 1 NCS đang đào tạo.
Sản phẩm của đề tài:
- Sản phẩm của đề tài bao gồm: 3 bài báo ISI nằm trong danh mục tạp chí ISI uy tín và tạp chí quốc tế uy tín, 1 bài báo tiếng anh đăng trên tạp chí quốc gia uy tín, 3 báo cáo tại hội thảo khoa học quốc tế tổ chức trong và ngoài nước, hướng dẫn 1 nhóm sinh viên NCKH, đào tạo 2 sinh viên đại học, 02 học viên cao học và 1NCS tham gia đào tạo.
Một số hình ảnh trong quá trình thực hiện đề tài
Lấy mẫu bụi từ đốt rơm sau thu hoạch trên đồng ruộng tại Hà Nội
Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành thực nghiệm lấy mẫu, phân tích mẫu để xác định hệ số phát thải của các chất ô nhiễm độc hại, bao gồm bụi PM2.5, TSP, CO, CO2, SO2, NOx, và các hydrocarbon thơm đa vòng PAHs, NPAHs trong bụi phát thải từ đốt rơm rạ sau thu hoạch ngoài đồng ruộng tại các vùng trồng lúa xung quanh Hà nội, cụ thể tại Quốc Oai, Đa Tốn và Đông Anh. Kết quả của đề tài là những thông tin hữu ích về nồng độ phát thải và hệ số phát thải của các chất ô nhiễm từ việc đốt rơm rạ sau thu hoạch tại Hà nội, kiểu đốt điển hình cho phía Bắc Việt Nam. Kết quả này được ứng dụng trong việc kiểm kê phát thải, xác định mức độ đóng góp của các nguồn chất ô nhiễm không khí từ việc đốt rơm rạ, là nguồn dữ liệu thông tin quan trọng và hữu ích cho các nhà quản lý môi trường trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí bởi các chất có độc tính cao từ trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Kết quả của đề tài còn giúp ích trong việc đánh giá khả năng lan truyền các chất ô nhiễm từ nguồn thải trong môi trường không khí, đánh giá ảnh hưởng của các chất độc từ khói đốt rơm đến môi trường và sức khoẻ con người trong các nghiên cứu tiếp theo
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu về những chất có độc tính cao này sẽ là những bằng chứng cụ thể để tuyên truyền sâu rộng cho bà con nông dân tác hại của việc đốt rơm rạ đối với ô nhiễm môi trường và sức khoẻ của người dân, giảm thiểu tối đa phương pháp này để bà con ứng dụng những biện pháp sử dụng rơm rạ khác một cách hiệu quả hơn, mang lại giá trị kinh tế cho bà con nông dân từ việc sử dụng rơm rạ sau thu hoạch, đồng thời giảm áp lực chi phí trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí từ việc đốt rơm rạ.
Đề tài cung cấp cho sinh viên ngành Khoa học môi trường các phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu, phương pháp xác định hệ số phát thải, phương pháp sử dụng bản đồ và kiểm kê phát thải, sử dụng mô hình WRF-Chem trong đánh giá chất lượng không khí. Đề tài đã góp phần đào tạo 2 sinh viên chuyên ngành Khoa học môi trường tốt nghiệp đạt điểm A, một nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học đạt giải 3, 02 học viên cao học đã bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp và đạt điểm A, 1 NCS đang đào tạo.
Sản phẩm của đề tài:
- Sản phẩm của đề tài bao gồm: 3 bài báo ISI nằm trong danh mục tạp chí ISI uy tín và tạp chí quốc tế uy tín, 1 bài báo tiếng anh đăng trên tạp chí quốc gia uy tín, 3 báo cáo tại hội thảo khoa học quốc tế tổ chức trong và ngoài nước, hướng dẫn 1 nhóm sinh viên NCKH, đào tạo 2 sinh viên đại học, 02 học viên cao học và 1NCS tham gia đào tạo.
Một số hình ảnh trong quá trình thực hiện đề tài
Lấy mẫu bụi từ đốt rơm sau thu hoạch trên đồng ruộng tại Hà Nội
TS Phạm Châu Thùy - Khoa Tài nguyên và môi trường