Chìa khóa giúp tăng sản lượng khoai tây của Trung Quốc

Thứ tư - 02/01/2019 09:31

Rong Li và các đồng nghiệp tại Đại học Ninh Hạ ở Yinchuan, Trung Quốc đã nghiên cứu xem các biện pháp cày xới đất và tạo lớp phủ khác nhau có thể cải thiện độ ẩm đất và năng suất cây trồng ở Cao nguyên Loess hay không. Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu ba lựa chọn canh tác (truyền thống, không cày đất và đảo tầng đất cái) kết hợp với ba lựa chọn tạo lớp phủ (không có lớp phủ, lớp phủ mùn rơm và lớp phủ màng nhựa).

Thông thường, các cánh đồng cao nguyên Loess được cày đất sau khi thu hoạch và để đất trống cho đến khi mùa xuân lại trồng. Điều này được gọi là phương pháp làm đất truyền thống. Việc canh tác theo hướng bảo tồn có thể có nghĩa là không cày đất đối với tất cả các loại cây trồng. Một lựa chọn bảo tồn khác là đảo tầng đất cái: phá vỡ đất xuống dưới sâu bằng một lưỡi dao dài mà không cần đảo đất. Việc làm đất giúp nước thấm vào đất và cải thiện khả năng giữ nước trong đất.

Li nói: “Chúng tôi không biết liệu canh tác với thực hành tạo lớp phủ khác nhau có cải thiện sức đề kháng với hạn hán trong giai đoạn cây con ở các khu vực nông nghiệp khô cạn hay không”.

Nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu cùng một cánh đồng trong hai năm - một năm tương đối khô hạn và sau đó là một năm ẩm ướt. Đối với mỗi sự kết hợp các lựa chọn quản lý đất, họ đo nhiệt độ đất mặt, hàm lượng nước trong đất, tỷ lệ nảy mầm của cây con và năng suất khoai tây.

Lớp phủ nhựa làm ấm đất nhiều hơn các lựa chọn phủ khác. Mùn rơm có tác dụng làm mát so với không có mùn. Tuy nhiên, cả ba lựa chọn đều tạo ra nhiệt độ đất trong phạm vi thích hợp để khoai tây nảy mầm nhanh. Vì vậy, dường như nhiệt độ đất mặt không phải là yếu tố quan trọng cho sự phát triển sớm của cây con.

Thay vào đó, nhóm nghiên cứu kết luận rằng hạn hán là yếu tố chính hạn chế sản lượng cây trồng. Độ ẩm của đất trong giai đoạn cây con là điều cần thiết cho sự thành công của mùa vụ. Các kỹ thuật duy trì độ ẩm đất đã cải thiện cả tỷ lệ nảy mầm và tạo cơ sở cho cây giống phát triển mạnh. Cả hai đều cần thiết cho sự hình thành củ tốt và năng suất cao.

Các phát hiện khác bao gồm:

  • Sự nảy mầm cây thấp nhất với hình thức canh tác đất thông thường và không có lớp phủ so với các phương thức khác.
  • Sự nảy mầm cây cao nhất xảy ra khi việc đảo tầng đất cái được kết hợp với lớp phủ nhựa.
  • Trong cùng một phương án canh tác giống nhau, cây con trong các ô với lớp phủ phát triển cao hơn nhiều so với những cây không có lớp phủ.
  • Các ô có lớp phủ mùn rơm có năng suất củ khoai tây cao nhất, tiếp theo là lớp phủ nhựa.
  • Canh tác đất (cả không có lớp phủ và có lớp phủ) với lớp phủ rơm dẫn đến năng suất khoai tây cao hơn và tỷ lệ củ có thể bán được so với các phương thức khác.
  • Năng suất củ khoai tây có thể bán được cao nhất khi kết hợp giữa việc đảo tầng đất cái với lớp phủ rơm. Năng suất này cao hơn 14,9% so với canh tác thông thường không có lớp phủ.

Li và nhóm của ông đã kết luận rằng nếu mục tiêu chính là tăng độ ẩm đất, thì nên chọn lớp phủ mùn rơm. Rơm cũng có chi phí tương đối thấp và thân thiện với môi trường, trong khi lớp phủ bằng nhựa có thể gây ra vấn đề ô nhiễm và là một phương pháp ít bền vững hơn.

Li nói: “Chúng tôi khuyến nghị canh tác đất theo hướng bảo tồn kết hợp với lớp phủ mùn rơm như một thực hành canh tác thuận lợi hơn cho khả năng chịu hạn ở cây giống khoai tây. Sự kết hợp này có tiềm năng lớn cho sản xuất cây trồng lớn hơn trong khu vực của chúng tôi và các khu vực trồng trọt bán khô hạn tương tự trên thế giới”.
 

Tác giả bài viết: Lê Hồng Vân (Theo sciencedaily)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay1,476
  • Tháng hiện tại32,215
  • Tổng lượt truy cập5,121,281
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây