Chương trình Tình nguyện viên Úc tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Thứ sáu - 11/08/2023 14:32

Sau thành công của chương trình tình nguyện viên theo hình thức trực tuyến vào năm 2020, RAID Network (Mạng lưới các nhà nghiên cứu nông nghiệp cho phát triển quốc tế), Chương trình tình nguyện viên Úc (Australian Volunteer Program) phối hợp với Khoa Kinh tế & PTNT xây dựng chương trình tình nguyện viên theo chủ đề "Thách thức nghiên cứu cho phát triển" (the R4D Challenge) với sự tham gia của các tình nguyện viên Australia và cán bộ, sinh viên của Học viện Nông nghiệp Việt Nam từ ngày 24/07 đến 04/08/2023. Chương trình nhằm chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và cơ hội trong môi trường nghiên cứu cũng như làm việc quốc tế cho các nhà nghiên cứu trẻ và sinh viên tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

 Các thành viên thăm quan và thảo luận tại Viện Nghiên cứu chăn nuôi quốc tế (ILRI)
 

Tham gia chương trình năm nay, 05 tình nguyện viên từ Úc gồm: Phạm Tùng Anh, Đỗ Mai Chi (Đại học Adelaide), Camilla Humphries (Đại học Melbourne), Megan Williams (Công ty Syngeta Australia), Sally Molero (Đại học La Trobe) với vai trò cố vấn (mentor) đã tham dự trực tuyến và trực tiếp tại Khoa Kinh tế & PTNT để chia sẻ các kinh nghiệm làm việc của họ ở các lĩnh vực về nông nghiệp tại các quốc gia khác nhau cũng như các kinh nghiệm trong nghiên cứu, triển khai dự án về các chủ đề phát triển bền vững, gắn kết cộng đồng, chuyển đổi số trong nông nghiệp,…

Năm nhà nghiên cứu trẻ, với vai trò người được cố vấn (mentee), của Học viện Nông nghiệp Việt Nam đồng hành cùng các tình nguyện viên Úc năm nay gồm có: TS. Bùi Thế Khuynh (Khoa Nông học), ThS. Đinh Thị Yên (Khoa Chăn nuôi), Hà Hải Yến (Khoa Công nghệ sinh học), Trần Đặng Thục Hiền, Phạm Thị Tô Diệu (Khoa Kinh tế & PTNT). Chương trình cũng nhận được sự cố vấn và hỗ trợ thường xuyên của PGS. TS Nguyễn Thị Dương Nga, TS. Dương Nam Hà, TS. Nguyễn Anh Đức và ThS. Trần Thế Cường (Bộ môn Phân tích định lượng, Khoa Kinh tế & PTNT) trong suốt thời gian diễn ra trực tuyến và trực tiếp. Thảo luận và trao đổi giữa các mentor và mentee về các hoạt động thiết kế nghiên cứu xuyên suốt từ đầu đến cuối chương trình giúp tạo ra sự gắn kết chặt chẽ, những giải đáp từ mentor có thể giúp mentee hiểu rõ các vấn đề hơn, từ đó giúp các mentee làm rõ vấn đề để xây dựng các nghiên cứu của riêng họ.

 Các mentor và mentee trao đổi về thiết kế nghiên cứu
 

Ngoài ra, để làm rõ hơn các cơ chế chính sách và thực tiễn phát triển nông nghiệp ở Việt Nam trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Chương trình cũng có sự tham gia và chia sẻ về Chính sách phát triển nền kinh tế số tại Việt Nam của TS. Lưu Văn Duy (Khoa Kinh tế & PTNT), Chính sách phát triển bền vững và chuyển đổi số tại Bộ Nông nghiệp & PTNT của TS. Phùng Danh Huân (Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp & PTNT). Các chia sẻ giúp mentor và mentee hiểu rõ hơn về các chính sách nghiên cứu cho phát triển tại Việt Nam để định hình rõ hơn định hướng nghiên cứu trong thời gian tới.

 Thăm quan và tìm hiểu hoạt động nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu và Phát triển Cây dược liệu (VNUA)
 Thăm quan và tìm hiểu hoạt động nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây trồng (VNUA)
 

Bên cạnh đó, các tình nguyện viên Úc cùng các mentee đã dành thời gian thăm quan Viện Nghiên cứu và Phát triển cây dược liệu, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây trồng, Trung tâm Nghiên cứu ong và Nuôi ong nhiệt đới (VNUA), Viện Nghiên cứu Chăn nuôi quốc tế (ILRI) và các mô hình sản xuất rau an toàn, dưa hấu tại xã Vân Nội (huyện Đông Anh, Hà Nội) và thị trấn Tân An (huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang). Các chuyến thăm quan và tìm hiểu giúp các mentor và mentee tiếp cận các vấn đề sản xuất và nghiên cứu nông nghiệp trên thực tế, củng cố định hướng nghiên cứu của mỗi thành viên.

 Thăm quan và tìm hiểu hoạt động nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu Ong và Nuôi ong nhiệt đới (VNUA)
 Thăm quan mô hình rau gia đình tại xã Vân Nội (huyện Đông Anh, Hà Nội)
 Thăm quan mô hình dưa hấu tại thị trấn Tân An (huyện Yên Dũng, Bắc Giang)
 

Xuyên suốt các hoạt động thảo luận, trao đổi và xây dựng các định hướng nghiên cứu, nhiều hoạt động khám phá Việt Nam giữa các đối tác Việt Nam và Úc cũng đã giúp các tình nguyện viên Úc hiểu hơn về cuộc sống và con người Việt Nam. Điều đó cũng góp phần gắn kết sự hợp tác giữa các tổ chức Việt Nam và Úc trong thời gian tới.

 TS. Nguyễn Hữu Nhuần - Phó Trưởng Khoa Kinh tế & PTNT thay mặt Ban tổ chức trao chứng chỉ hoàn thành chương trình cho các mentor và mentee
 

Sự thành công của chương trình tình nguyện viên Úc tại VNUA năm 2023 mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới giữa các tổ chức, trường đại học tại Úc và VNUA cũng như các tổ chức, viện nghiên cứu tại Việt Nam.

Trần Thế Cường, Khoa Kinh tế & PTNT

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay1,576
  • Tháng hiện tại25,474
  • Tổng lượt truy cập5,114,540
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây