Kỹ thuật sản xuất tinh lợn đông lạnh và các thiết bị tự động trong sản xuất

Thứ hai - 20/06/2022 14:10

Ngày 15/06/2022, nhóm nghiên cứu mạnh Giống và Công nghệ chăn nuôi, Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức Seminar với chuyên đề “Kỹ thuật sản xuất tinh lợn đông lạnh và các thiết bị tự động trong sản xuất” do ông Mickael Barre, chuyên gia công ty IMV Technologies của Pháp trình bày.

Tham dự buổi seminar có PGS.TS. Đỗ Đức Lực – trưởng nhóm nghiên cứu; TS. Nguyễn Thị Vinh, Phó Khoa Chăn nuôi, các Thầy, Cô trong nhóm nghiên cứu mạnh của Khoa cũng như các thầy cô khác trong Học viện. Ngoài ra, còn có nghiên cứu sinh và rất nhiều sinh viên quan tâm tham dự.

Mở đầu chương trình, PGS.TS. Đỗ Đức Lực – Trưởng nhóm nghiên cứu đã đề cấp đến vấn đề sản xuất tinh là khâu đầu tiên và quan trọng trong chăn nuôi lợn công nghiệp. Nếu nguồn tinh có chất lượng tốt sẽ góp phần làm tăng tỷ lệ đậu thai, tăng số lượng lợn con sinh ra và giảm được tỷ lệ lợn con bị dị tật và lợn con yếu ớt. Do đó, nhóm nghiên cứu mạnh đã tổ chức buổi seminar này để cùng tìm hiểu kỹ thuật sản xuất tinh lợn đông lạnh và các thiết bị tự động trong sản xuất.

Trong buổi seminar, ông Mickael Barre đã khẳng định: Sản xuất tinh lợn đông lạnh đóng vai trò rất quan trọng trong việc lai tạo, nhân giống, cải tiến di truyền giống, góp phần nâng cao chất lượng đàn lợn giống. Việc phối giống cho lợn nái bằng phương pháp truyền tinh nhân tạo mang lại lợi ích kinh tế, kỹ thuật hơn hẳn so với phương pháp phối trực tiếp. Quy trình sản xuất tinh lợn đông lạnh gồm 5 công đoạn: khai thác tinh, kiểm tra tinh tươi, pha loãng tinh dịch, kiểm tra tinh sau pha loãng, đóng gói và bảo quản. Hiện nay, có rất nhiều các thiết bị hiện đại phục vụ công tác sản xuất tinh lợn đông lạnh từ đó giúp nâng cao chất lượng tinh lợn đông lạnh. Có thể kể đến một số thiết bị như: DeepGoldenPig, Collectis black dummy, GoldenFilled,…

Sau bài chia sẻ của ông Mickael Barre, các thầy cô trong Học viện và các chuyên gia khách mời đánh giá rất cao và cho rằng đây là một bài chia sẻ không chỉ có ích cho bên kỹ thuật mà còn có ứng dụng về kinh tế rất sâu.

Kết thúc chương trình, PGS.TS. Đỗ Đức Lực đã gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong và ngoài khoa, các chuyên gia và các bạn sinh viên đã trao đổi sôi nổi và đưa ra nhiều thảo luận có ý nghĩa góp phần thành công buổi seminar của nhóm nghiên cứu. Hy vọng trong thời gian tới sẽ có nhiều buổi chia sẻ về các chủ đề khác nhau và đặc biệt là mong có nhiều buổi chia sẻ có tính ứng dụng thực tiễn sản xuất cao như này.

 

Một số hình ảnh trong buổi seminar: 

 
 

 

Nhóm NCM Giống và Công nghệ chăn nuôi

  Ý kiến bạn đọc

Bạn cần trở thành thành viên của nhóm để có thể bình luận bài viết này. Nhấn vào đây để đăng ký làm thành viên nhóm!

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập13
  • Hôm nay465
  • Tháng hiện tại20,258
  • Tổng lượt truy cập4,976,759
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây