Hoàng cầm là thực vật thân thảo sống lâu năm, có nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học như baicalin, flavonoid, wogonosid, wogonin, aglycones baicalein có tác dụng chống ung thư, bảo vệ gan, kháng khuẩn, kháng virus, chống oxy hóa, chống co giật và có tác dụng bảo vệ thần kinh. Thêm vào đó, Hoàng cầm cũng được sử dụng trong điều trị nhiều loại bệnh khác nhau như kiết lị, tiêu chảy, cao huyết áp, xuất huyết, mất ngủ, viêm, nhiễm trùng đường hô hấp. Trong giai đoạn từ 1969-1977, Viện Dược liệu đã thực hiện một số công trình nghiên cứu nhằm di thực Hoàng cầm về trồng ở một số vùng có khí hậu mát ở nước ta. Tuy nhiên, do Hoàng cầm sinh trưởng và phát triển chậm nên cho đến nay vẫn chưa phát triển được vùng trồng. Chính vì vậy, nguồn dược liệu Hoàng cầm vẫn phải nhập nội từ Trung Quốc.
Cây Hoàng cầm – cây thuốc được dung phổ biến trong dân gian |
Cây Hoàng cầm hiện nay được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp gieo hạt. Đây là phương pháp nhân giống hiệu quả và có thể áp dụng trên diện rộng. Trên thế giới, quy trình nhân giống in vitro Hoàng cầm đã được nghiên cứu và công bố. Hoàng cầm hiện là đối tượng đang được nghiên cứu nhằm chọn tạo được các giống mới phù hợp với điều kiện tự nhiên ở nước ta. Trong các phương pháp nhân giống hiện đang được áp dụng phổ biến, kỹ thuật nhân nhanh in vitro vừa cho hệ số nhân cao, cây giống đồng đều, sạch bệnh đồng thời vẫn duy trì được các đặc tính quý của cây mẹ.
Tuy nhiên, quy trình nhân giống in vitro cây Hoàng cầm hiện vẫn chưa được công bố ở Việt Nam. Chính vì vậy, khoa Công nghệ sinh học, khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Trạm Nghiên cứu trồng cây thuốc Sa Pa - Viện Dược liệu, Thị xã Sa Pa - Lào Cai đã tiến hành nghiên cứu xây dựng quy trình nhanh nhanh in vitro cây Hoàng cầm. Công trình này được tiến hành với mục tiêu xây dựng được quy trình nhân nhanh in vitro cây Hoàng cầm qua đó áp dụng trong nhân nhanh, cung cấp cây giống đầu dòng sạch bệnh và chủ động. Hạt Hoàng cầm sau khi khử trùng bằng dung dịch Presept 0,5% với thời gian 15 phút được gieo trên môi trường chỉ cần nước, đường và agar. Môi trường MS có bổ sung 1mg/l BA là phù hợp cho giai đoạn nhân nhanh chồi, hệ số nhân chồi Hoàng cầm đạt 7,47 ± 0,57 chồi/mẫu cấy, chất lượng chồi và cụm chồi tốt. Bổ sung sucrose ở nồng độ 20-30 g/l cho sự sinh trưởng và phát triển của các cụm chồi Hoàng cầm tốt. Môi trường MS có bổ sung IBA ở nồng độ từ 0,8-1,6 mg/l là thích hợp cho giai đoạn tạo cây hoàn chỉnh, tỷ lệ chồi ra rễ đạt 100%. Các kết quả của công trình có thể được áp dụng trong nhân nhanh cây giống Hoàng cầm cấy mô.
Một số hình ảnh trong quá trình nghiên cứu:
Sinh trưởng của cụm vi chồi Hoàng cầm trên môi trường có hàm lượng đường sucrose khác nhau sau 4 tuần theo dõi |
Sinh trưởng của cụm vi chồi Hoàng cầm trên môi trường có hàm lượng nước dừa khác nhau sau 4 tuần theo dõi |
Tác giả bài viết: Đào Hương - NXB Học viện
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn