Nghề nuôi tôm chân trắng đã trở thành một nghề đem lại nguồn thu nhập cho người dân ven biển khu vực miền Bắc, sau khi đối tượng này được cho phép nuôi ở Việt Nam. Theo quy hoạch của các tỉnh miền Bắc, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng sẽ không tăng sau năm 2030, trong khi mục tiêu sản lượng vẫn tăng. Đây là thách thức lớn đối với khu vực miền Bắc, đòi hỏi sự chuyển đổi hình thức nuôi sang thâm canh và quy trình công nghệ nuôi mới, tăng cả số vụ nuôi lẫn năng suất nuôi một cách bền vững. Một trong những giải pháp đang được Khoa Thủy sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam nghiên cứu và thử nghiệm là ương nuôi tôm trong nhà (ISPS).
Tảo có vai trò vô cùng quan trọng trong chuỗi thức ăn, tạo dưỡng khí và là nhóm sinh vật chỉ thị của hệ sinh thái thuỷ vực. Việc tìm hiểu và nghiên cứu về vi tảo đóng vai trò quan trọng, có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao năng suất cá tôm của các loại hình vực nước và các hình thức nuôi từ quảng canh cho đến thâm canh. Nhằm góp phần tạo cơ sở dữ liệu về vi tảo, đánh giá vai trò của các loài, sự biến động thành phần loài chính yếu trong hệ thống ao nuôi của khoa Thủy sản, nhóm nghiên cứu chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu biến động thành phần loài tảo nước ngọt trong hệ ao nuôi trồng thủy sản tại khoa Thủy sản - Học viện Nông nghiệp Việt Nam”
Cá trê phi được nuôi rất phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới. Cá trê phi là một trong những loài cá nước ngọt bản địa rất có giá trị kinh tế. Ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, đây là một trong những đối tượng quan trọng và được nuôi phổ biến (Dương Nhựt Long, 2006). Ở miền bắc, trong những năm gần đây cá trê phi được nuôi nhiều ở các tỉnh như Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh... Cá trê phi được nuôi bằng các mô hình quảng canh, bán thâm canh và thâm canh, trong đó sản lượng được cung cấp chủ yếu từ mô hình thâm canh. Trong mô hình nuôi thâm canh cá trê phi thì chi phí thức ăn chiếm khoảng 80% chi phí sản xuất.
Hoàng cầm là thực vật thân thảo sống lâu năm, có nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học như baicalin, flavonoid, wogonosid, wogonin, aglycones baicalein có tác dụng chống ung thư, bảo vệ gan, kháng khuẩn, kháng virus, chống oxy hóa, chống co giật và có tác dụng bảo vệ thần kinh. Thêm vào đó, Hoàng cầm cũng được sử dụng trong điều trị nhiều loại bệnh khác nhau như kiết lị, tiêu chảy, cao huyết áp, xuất huyết, mất ngủ, viêm, nhiễm trùng đường hô hấp. Trong giai đoạn từ 1969-1977, Viện Dược liệu đã thực hiện một số công trình nghiên cứu nhằm di thực Hoàng cầm về trồng ở một số vùng có khí hậu mát ở nước ta. Tuy nhiên, do Hoàng cầm sinh trưởng và phát triển chậm nên cho đến nay vẫn chưa phát triển được vùng trồng. Chính vì vậy, nguồn dược liệu Hoàng cầm vẫn phải nhập nội từ Trung Quốc.
Cây hoa sen (Nelumbo nucifera Gaertn.) là một loại thực vật thủy sinh được trồng ở khắp nơi trên thế giới. Sen có giá trị quan trọng không những về dinh dưỡng, cảnh quan, dược liệu mà còn có giá trị đặc biệt về tâm linh và tôn giáo.
Sen Hồ Tây còn được gọi là sen Bách Diệp có đặc trưng là cánh hoa kép, màu hồng, hương thơm đặc biệt và được coi là một đặc sản, một phần của văn hóa của Thủ đô Hà Nội. Theo quyết định số 4924/QĐ-UBND ban hành ngày 24 tháng 9 năm 2014 của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội, sen Hồ Tây được xếp vào nhóm nguồn gen đặc sản, quí hiếm cần được bảo tồn. Năm 2017, Các nhà khoa học của Trung tâm tài nguyên thực vật đã nghiên cứu và đưa ra một số đặc điểm hình thái đặc trưng để nhận biết giống sen Hồ Tây.
Làn sóng đại dịch SAR-COVID19 lần thứ 4 với biến thể Delta đã bùng phát trên thế giới trong thời gian qua, đặc biệt để lại những hậu quả nặng nề cho các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Cùng với chiến lược Tiêm chủng quốc gia diện rộng, thực hiện triệt để quy tắc 5K và hàng loạt các biện pháp tối ưu, liên hoàn trong phòng, chống dịch bệnh nên đã phần nào kiểm soát được tình hình dịch bệnh.
Thị trường trái cây tại Việt Nam hiện rất phong phú về chủng loại trong nước cũng như nhập khẩu. Chuối là một loại quả gần gũi và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Chuối được trồng ở ít nhất 107 quốc gia. Việt Nam nằm trong top 15 nước có sản lượng chuối lớn nhất thế giới. Quả chuối trồng tại Việt Nam vẫn đang chiếm tỉ lệ tiêu thụ cao trên tổng lượng tiêu thụ trái cây tính theo đầu người hàng năm. Do thuộc loại quả có hô hấp đột biến nên mặc dù thu hoạch lúc còn xanh nhưng thời gian chín của chuối xảy ra rất nhanh, đặc biệt trong điều kiện nhiệt độ môi trường cao. Mặt khác, ngay sau khi chín, chất lượng dinh dưỡng và chất lượng cảm quan của quả giảm đi rất nhanh. Thời gian bảo quản và thu hoạch quả chuối ngắn là nguyên nhân chủ yếu làm tăng mức độ tổn thất, giảm khả năng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Lúa gạo là loại cây trồng chính của Việt Nam. Với một lượng rơm rạ khổng lồ sau thu hoạch, người nông dân đã chọn biện pháp đốt rơm rạ ngay tại đồng ruộng để giải phóng mặt bằng chuẩn bị cho mùa vụ tiếp theo. Việc chất rơm thành đống rồi đốt cháy âm ỉ gây ô nhiễm môi trường không khí trên diện rộng, gây nên các loại bệnh tật liên quan đến hô hấp, ảnh hưởng tới sức khoẻ người dân. Ngoài các khí góp phần vào việc gây hiệu ứng nhà kính, làm biến đổi khí hậu như CO2, CH4, NOx thì khói đốt rơm còn chứa một lượng các hợp chất hữu cơ có tính độc cao như các hydrocarbon thơm đa vòng (Polycyclic aromatic hydrocarbon, PAHs) và các dẫn xuất của nó (Nitro-polycyclic aromatic hydrocarbon, NPAHs). Vì vậy việc xác định hệ số phát thải của các chất ô nhiễm độc hại từ đốt rơm rạ, và đánh giá ảnh hưởng của nó lên chất lượng môi trường không khí là một nghiên cứu cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn trong bối cảnh hiện nay.
Nghiên cứu khoa học từ lâu đã được coi là sức sống của trường đại học. Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam luôn giữ vững phương châm đó thông qua việc thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên một cách sôi nổi. Trong bối cảnh đại dịch Covid 19 với những diễn biến phức tạp, việc triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học cho sinh viên vẫn được các giảng viên trong Khoa thúc đẩy với sự tham gia tích cực của các nhóm sinh viên.
Thực hiện trách nhiệm xã hội của cơ sở Giáo dục và nghiên cứu khoa học trên địa bàn thành phố và chương trình công tác của Đại biểu Quốc Hội, ngày 7/7/2021, đoàn Học viện Nông nghiệp Việt Nam do GS.TS. Nguyễn Thị Lan – Bí thư đảng ủy, Giám đốc Học viện, Đại biểu Quốc Hội khóa XV chủ trì đã có buổi làm việc với UBND Huyện Quốc Oai về việc hỗ trợ xây dựng đề án “Phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Quốc Oai, theo hướng đô thị sinh thái giai đoạn 2021 – 2025 và tầm nhìn 2030”. Tham gia buổi làm việc về phía UBND huyện có đồng chí Nguyễn Trường Sơn – Chủ tịch UBND huyện và đại diện các phòng ban trong huyện.
Phân tích môi trường là một năng lực quan trọng đối với các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực môi trường. Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017 là một tiêu chuẩn được sử dụng bởi các phòng thử nghiệm. Đáp ứng theo tiêu chuẩn ISO được xem là một chuẩn mực trong hoạt động đánh giá, công nhận với hoạt động của các phòng thử nghiệm. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực môi trường nói chung và chuyên ngành công nghệ kỹ thuật môi trường, công nghệ kỹ thuật hóa học nói riêng, Phòng thí nghiệm Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã hoàn thành đánh giá đạt chuẩn ISO/IEC 17025:2017.
Phòng thí nghiệm Môi trường được thành lập theo Quyết định số 1791/QĐ-HVN ngày 05 tháng 6 năm 2020 của Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Phòng thí nghiệm là một đơn vị trực thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, có chức năng phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực môi trường.
Vị trí pháp lý
Viện Nghiên cứu Tăng trưởng xanh (AGG) được thành lập theo QĐ số ……là một hoạt động nhằm hiện thực hoá chiến lược dài hạn của Học viện: Phát triển bền vững toàn diện và gắn liền bảo vệ môi trường; Nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên trong nông nghiệp, khai thác các sản phẩm tự nhiên ứng dụng trong bảo vệ sức khoẻ con người bảo vệ môi trường.
Viện Nghiên cứu Tăng trưởng xanh có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ.
Thuộc khuôn khổ Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020 do Bộ Công Thương chủ trì, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã thực hiện thành công đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ vi sinh để giảm hàm lượng histamine trong nước mắm truyền thống”.
TS. Trần Thị Thu Hằng - Chủ nhiệm đề tài - cho biết: Là một mặt hàng chính của ngành thủy sản nước ta, việc sản xuất nước mắm tiêu thụ khoảng 40-60% tổng số cá đánh bắt được, và được thực hiện ở nhiều tỉnh, thành phố ven biển trên cả nước. Theo số liệu thống kê, Việt Nam và Thái Lan là hai quốc gia sản xuất nước mắm lớn nhất thế giới.
Gà Mía Sơn Tây được Học viện Nông nghiệp Việt Nam áp dụng di truyền phân tử để chọn tạo giống giúp tìm ra
được những cá thể có ngoại hình đẹp độc đáo, tăng trưởng tốt
Báo Nông nghiệp Việt Nam giới thiệu bài viết của PGS.TS Đỗ Đức Lực, Phó trưởng Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam về phương pháp áp dụng công nghệ 4.0 trong chọn tạo giống vật nuôi.
Dòng sản phẩm được dày công nghiên cứu, phát triển bằng sự đam mê và nhiệt huyết của nhóm nghiên cứu do ThS. Ngô Thành Trung - Giảng viên Bộ môn Ngoại - Sản, Khoa Thú y, thành viên nhóm Nghiên cứu Tinh hoa về Công nghệ Phôi và Tế bào của Học viện Nông nghiệp Việt Nam cùng với các nghiên cứu viên trẻ và đặc biệt là có sự tham gia của các sinh viên nghiên cứu khoa học Khoa Thú y và Khoa Công nghệ Sinh học.
Những năm qua, khoa học và công nghệ không chỉ khẳng định vai trò và sức mạnh vô cùng to lớn trong các lĩnh vực công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà còn trở thành động lực then chốt của sự nghiệp Đổi mới và phát triển.
Viện Công nghệ Israel (Technion) cho biết, các nhà nghiên cứu Israel đã phát triển một phương pháp tự động dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) để dự đoán tình trạng nước và nhiệt trên cây trồng nông nghiệp.
Một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát triển các loại cây trồng có khả năng chống chịu mạnh hơn đối với "bệnh gỉ sắt lúa mì" phổ biến hiện nay.
Ở vùng cao nguyên Loess của Tây Bắc Trung Quốc, khoai tây là cây lương thực chính. Mặc dù khoai tây là một loại cây trồng quan trọng, nhưng năng suất khoai tây thấp hơn so với mức dự kiến đạt được. Khu vực này có khí hậu khô hạn với lượng mưa không đều. Hạn hán là phổ biến, đặc biệt là vào mùa xuân khi cây trồng mới bắt đầu phát triển. Nếu độ ẩm đất tốt hơn, cây khoai tây sẽ phát triển tốt hơn.