Phân tích chỉ số thời vụ: lý thuyết và vận dụng trong phân tích dòng vốn FDI vào Việt Nam

Thứ sáu - 15/09/2023 17:39

Chiều ngày 11/09/2023, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức seminar trực tiếp với chủ đề: “Phân tích chỉ số thời vụ: Lý thuyết và vận dụng trong phân tích dòng vốn FDI vào Việt Nam”. Đề tài nghiên cứu được trình bày bởi GVC. ThS. Lê Khắc Bộ, nhóm nghiên cứu mạnh Liên kết kinh tế và Phát triển thị trường. Bài trình bày đã được chia sẻ phương pháp tiếp cận mới và có tính ứng dụng.  Buổi Seminar diễn ra với sự chủ trì của PGS. TS. Phạm Văn Hùng và sự tham gia của đông đảo các giảng viên, cán bộ của Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn.

Mở đầu buổi seminar, chủ toạ nêu nội dung, ý nghĩa, mục đích, yêu cầu của buổi trao đổi. Sau đó, GVC. ThS Lê Khắc Bộ đã khái quát hóa về chỉ số thời vụ dưới góc độ thống kê kinh tế vĩ mô.

 Bài trình bày seminar trực tiếp tại phòng 405 – Khoa KT & PTNT

 

 

Diễn giả đã trình bày chi tiết các nội dung: (1) Khái quát hóa về chỉ số thời vụ, tính chất và hình thức biến động của hiện tượng kinh tế xã hội; (2) Mô hình nghiên cứu hiện tượng kinh tế xã hội biến động theo thời gian; (3) Ứng dụng các mô hình phân tích động dãy số thời gian; (4) Phương pháp tính chỉ số thời vụ theo mô hình cộng và mô hình nhân; (5) Phương pháp tính chỉ số thời vụ theo chỉ số các biệt và chỉ số đại diện; (6) Các nội dung tổng hợp, phân tích dòng vốn FID vào Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2022; phương pháp xử lý và tính trung bình trượt của vốn FDI đăng ký; cách loại bỏ xu thế, biến động thời vụ được điều chỉnh theo mô hình cộng; ước lượng hàm xu thế, cách tính hệ số điều chỉnh cho chỉ số thời vụ theo mô hình nhân; tính chỉ số cá biệt và chỉ số đại diện theo giai đoạn của nền kinh tế vĩ mô.

Sau phần trình bày, các thành viên tham gia buổi seminar đã thảo luận sôi nổi đưa ra góp ý, chia sẻ thêm các kinh nghiệm. Căn cứ vào nội dung phương pháp luận về phân tích chỉ số thời vụ đối với dòng vốn FDI vào Việt Nam từ 1991 đến 2022 đã trình bày, chủ tọa đánh giá bài trình bày có giá trị khoa học và có ý nghĩa rất thực tế. Đây là nội dung khoa học có tính học thuật cao, góp phần nâng cao hiểu biết cũng như năng lực nghiên cứu cho các thành viên trong thời gian tới.

Lê Khắc Bộ, Nhóm NCM  Liên kết kinh tế và Phát triển thị trường

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập28
  • Hôm nay1,567
  • Tháng hiện tại32,483
  • Tổng lượt truy cập5,068,884
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây