Tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Chương trình Tây Bắc triển khai thực hiện trong kế hoạch năm 2014 đợt 1

Thứ năm - 16/01/2014 10:14

      Ngày 30 tháng 12 năm 2013, Giám đốc Đại học Quốc Gia Hà Hội đã ký quyết định số 4850 /QĐ-ĐHQGHN về việc phê duyệt danh mục và kế hoạch tổ chức tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ “Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc” triển khai thực hiện trong kế hoạch năm 2014. Phòng Khoa học và Công nghệ xin thông báo tới các thày/cô trong trường danh mục và kế hoạch thực hiện tuyển chọn như sau:

    1. Phương thức tuyển chọn được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 08/2012/TT-BKHCN ngày 02/4/2012 của Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ về việc tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước và Thông tư số 09/2012/TT-BKHCN ngày 02/4/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành về việc tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn cấp Nhà nước.
     2. Hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn thống nhất tải về từ website của Chương trình Tây Bắc. Hồ sơ đăng ký bao gồm 01 bản gốc, 11 bản sao và 01 bản điện tử của hồ sơ ghi trên đĩa quang.
     3. Nơi nhận hồ sơ: Văn phòng Chương trình Tây Bắc, Phòng 402, Nhà điều hành D2, ĐHQGHN, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.
     4. Thời gian nhận hồ sơ: Thời hạn cuối cùng nhận hồ sơ đăng ký tuyển chọn là trước 16h30 ngày 10/02/2014 (Thứ Hai). Ngày chứng thực nhận hồ sơ là ngày ghi ở dấu của Bưu điện Hà Nội (trường hợp gửi qua bưu điện) hoặc dấu đến của Văn phòng Chương trình Tây Bắc (trường hợp nộp trực tiếp).

     Chi tiết xem tại website: http://www.taybac.vnu.edu.vn

 DANH MỤC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THUỘC CHƯƠNG TRÌNH TÂY BẮC ĐƯỢC PHÊ DUYỆT TRONG KẾ HOẠCH NĂM 2014 ĐỢT 1

 

800x600

STT

Tên đề tài

Định hướng

mục tiêu

Sản phẩm dự kiến

Phương thức tuyển chọn

1.             

Nghiên cứu đánh giá tổng thể tiềm năng các bồn địa nhiệt vùng Tây Bắc

 

1. Đánh giá tiềm năng các bồn địa nhiệt tại khu vực Tây Bắc.

2. Đề xuất quy hoạch và mô hình sử dụng bền vững các bồn địa nhiệt vùng Tây Bắc.

3. Thiết kế mô hình khai thác thí điểm nguồn địa nhiệt phù hợp đặc điểm vùng Tây Bắc.

4. Đề xuất các chính sách quản lý, thu hút đầu tư khai thác năng lượng địa nhiệt vùng Tây Bắc theo hướng phát triển bền vững.

1. Kết quả khoa học chính:

- Dữ liệu tổng hợp các nguồn địa nhiệt (mô hình bồn chứa, thành phần, nguồn gốc của nước và nhiệt độ dưới bồn, mức độ dập vỡ đất đá trong khu vực bồn địa nhiệt).

- Mô hình khai thác thí điểm và bộ thông số công nghệ phù hợp để lắp đặt một nhà máy phát điện quy mô từ 200-300kW tại một bồn lựa chọn ở vùng Tây Bắc.

- Qui hoạch, các mô hình sử dụng bền vững tài nguyên địa nhiệt ở bồn nghiên cứu vùng Tây Bắc.

- Các chính sách quản lý, thu hút đầu tư khai thác năng lượng địa nhiệt vùng Tây Bắc theo hướng phát triển bền vững.

2. Các ấn phẩm:

- 01 bài báo trong các tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế ISI/Scopus.

- 01 bài báo trong các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.

3. Đào tạo:

- Tham gia đào tạo 02 thạc sĩ và hỗ trợ 01 nghiên cứu sinh.

Tuyển chọn

2.         

Nghiên cứu đánh giá tiềm năng và triển vọng quặng Cu, Au, Ni khu vực Tây Bắc

1. Đánh giá tổng thể tiềm năng, triển vọng các loại hình khoáng sản Cu, Au, Ni khu vực Tây Bắc.

2. Đề xuất định hướng công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản hợp lý.

3. Xây dựng các bản đồ khoáng sản và sơ đồ cấu trúc khống chế quặng.

 

 

1. Kết quả khoa học chính:

- Báo cáo đánh giá tổng thể tiềm năng, triển vọng các loại hình khoáng sản Cu, Au, Ni khu vực Tây Bắc.

- Đề xuất định hướng công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản Cu, Au, Ni khu vực Tây Bắc theo kịch bản phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc.

- Bản đồ phân vùng triển vọng các loại hình khoáng sản Cu, Au, Ni tỷ lệ 1:200.000.

- Bản đồ địa chất khoáng sản một số khu vực trọng điểm về các loại hình khoáng sản Cu, Au, Ni ở tỷ lệ 1:25.000.

- Các sơ đồ cấu trúc khống chế quặng hóa tỷ lệ 1:10.000 một số điểm mỏ liên quan đến các loại hình khoáng sản Cu, Au, Ni.

2. Các ấn phẩm:

- 01 bài báo trong các tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế ISI/Scopus.

- 01 bài báo trong các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.

3. Đào tạo:

- Tham gia đào tạo 02 thạc sĩ và hỗ trợ 01 nghiên cứu sinh.

Tuyển chọn

3.             

Nghiên cứu xây dựng hệ thống quan trắc hiện trường phục vụ cảnh báo sớm tai biến lũ quét và trượt lở, đảm bảo điều hành tác nghiệp giao thông và an toàn khu dân cư tập trung vùng Tây Bắc

1. Xác lập cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng hệ thống quan trắc tai biến lũ quét và trượt lở, phát triển các mô hình dự báo và hệ thống cảnh báo sớm cho khu vực dân cư tập trung và các tuyến giao thông vùng Tây Bắc.

2. Xây dựng hệ thống quan trắc hiện trường phục cảnh báo sớm tai biến lũ quét và trượt lở, đảm bảo điều hành tác nghiệp giao thông và an toàn khu dân cư tập trung vùng Tây Bắc.

3. Xây dựng cổng thông tin cảnh báo sớm lũ quét, trượt lở phục vụ điều hành giao thông vùng Tây Bắc.

4. Đề xuất luận chứng kinh tế - kỹ thuật cho các kịch bản điều hành tác nghiệp giao thông và an toàn khu dân cư tập trung ứng phó với tai biến lũ quét và trượt lở ở miền núi Tây Bắc.

1. Kết quả khoa học chính:

- Khung phân tích hệ thống quan trắc tai biến lũ quét và trượt lở, phát triển các mô hình dự báo và hệ thống cảnh báo sớm cho khu vực dân cư tập trung và các tuyến giao thông vùng Tây Bắc.

- Số liệu khảo sát hiện trạng tai biến lũ quét và trượt lở dọc tuyến quốc lộ và khu dân cư tập trung vùng Tây Bắc.

- Các bản đồ nguy cơ tai biến lũ quét và trượt lở một số khu vực trọng điểm dọc các quốc lộ vùng Tây Bắc (tỷ lệ 1:100.000).

- Hệ thống quan trắc và cảnh báo sớm tai biến trượt lở dọc hệ thống quốc lộ vùng Tây Bắc.

- Cổng thông tin và các bản đồ thường trực hỗ trợ ra quyết định cảnh báo sớm về lũ quét và trượt lở dọc quốc lộ vùng Tây Bắc.

- Phương án điều hành tác nghiệp giao thông và an toàn khu dân cư tập trung ứng phó với lũ quét, trượt lở và luận chứng kinh tế - kỹ thuật theo các kịch bản khác nhau ở một số khu vực trọng điểm trên tuyến quốc lộ chính.

2. Các ấn phẩm:

- 01 bài báo trong các tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế ISI/Scopus.

- 01 bài báo trong các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.

3. Đào tạo:

- Tham gia đào tạo 02 thạc sĩ và hỗ trợ 01 nghiên cứu sinh.

Tuyển chọn

Normal 0 false false false EN-US ZH-CN X-NONE MicrosoftInternetExplorer4

  Ý kiến bạn đọc

Bạn cần trở thành thành viên của nhóm để có thể bình luận bài viết này. Nhấn vào đây để đăng ký làm thành viên nhóm!
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập15
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm13
  • Hôm nay1,286
  • Tháng hiện tại44,315
  • Tổng lượt truy cập4,459,082
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây