Nhân kỷ niệm “Ngày đổi mới sáng tạo thế giới 21-4” và “Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18-5”, ngày 20/5, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tổ chức hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến “Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Thứ trưởng Phùng Đức Tiến tham dự và chủ trì hội nghị.
Với phương châm “Nghiên cứu khoa học là sức sống của trường đại học”, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã đóng góp nhiều thành tựu khoa học công nghệ quan trọng phục vụ ngành, phục vụ đất nước. Nổi bật, đã tạo ra 46 giống cây trồng, vật nuôi, 24 tiến bộ kỹ thuật, 10 sáng chế/Giải pháp hữu ích máy nông nghiệp, vắc-xin, thuốc, phân bón...
Sáng ngày 10/05/2024, Nhóm nghiên cứu Cấu trúc xã hội nông thôn đã thực hiện Seminar chuyên gia với chủ đề: Women in Bussiness: Comparative Study of Women Entrepreneurship in Moldova, Thailand and Vietnam (Phụ nữ trong kinh doanh: Nghiên cứu so sánh về tinh thần khởi nghiệp của phụ nữ ở Moldova, Thái Lan và Việt Nam) do các chuyên gia: Victoria Lungu; Daniela Lungu; Sorin Golovatic, Trung tâm nghiên cứu giới (Gender Centru)- Moldova; Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Khuê, Bộ môn Xã hội học, Khoa Khoa học xã hội Học viện Nông nghiệp Việt Nam trình bày.
Trồng dâu nuôi tằm, lấy tơ dệt lụa là một trong những nghề có thể giúp xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người lao động ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Nhu cầu về các sản phẩm tự nhiên như tơ tằm ngày càng tăng, vì vậy đòi hỏi ngành dâu tằm phải có các biện pháp để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên cho đến nay, vấn đề lựa chọn giống tằm có năng suất cao và sức chống chịu tốt vẫn còn hạn chế do việc chọn tạo giống tằm trong nước chủ yếu vẫn thực hiện theo phương pháp truyền thống (đánh giá giống, lựa chọn bố mẹ trong cặp lai mới chỉ dựa vào kiểu hình và đặc điểm sinh học nên tốn nhiều thời gian mà kết quả mang lại chưa như mong đợi).