Ngô (Zea mays L.) có thể chia thành ba dạng trên cơ sở thành phần tinh bột trong nội nhũ là ngô thường (normal corn), ngô nếp (waxy corn) và ngô ngọt (sweet corn). Ngô có hạt rất nhiều màu từ trắng đến đen và có tương quan với hàm lượng của các hợp chất hóa học thực vật trong hạt gồm carotenoids, phenols, anthocyanin tạo màu ở vỏ hạt và lớp ơloron trong nội nhũ. Các hoạt chất này cũng có khả năng chống oxy hoá cao và có tiềm năng hoạt động kháng ung thư, ngăn chặn bệnh tim mạch, chống béo phì, bệnh tiểu đường và khả năng kháng viêm nhiễm. Một trong các dạng của ngô ngọt mang đột biến gen Shrunken2 (Sh2) mã hóa tiểu đơn vị lớn của enzyme ADP-glucose pyrophosphorylase, trong khi của ngô nếp là đột biến đơn gen waxy (Wx) mã hóa enzyme Granule-Bound Starch Synthase 1 cần thiết cho sự tổng hợp amylose. Những cây ngô mang đột biến sh2 được gọi là ngô siêu ngọt duy trì lượng đường cao, có tốc độ tích lũy tinh bột ổn định, thích hợp cho mục đích thu hoạch và vận chuyển trong khoảng thời gian dài.
Gà Liên Minh là giống gà bản địa, mang nhiều đặc tính quý, thịt thơm ngon và gắn liền với sự phát triển kinh tế của người dân thôn Liên Minh, xã Trân Châu, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng.
Gà Liên Minh có đặc trưng: da vàng, lớp mỡ dưới da mỏng, ngoại hình gà cao lớn, chân dài. Gà Liên Minh được coi là sản phẩm đặc trưng của đảo Cát Bà. Gà Liên Minh được xếp vào nhóm nguồn gen quí hiếm cần được bảo tồn. Năm 2013, Bộ Khoa học và Công nghệ cho phép Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ Hải Phòng thực hiện nhiệm vụ “Khai thác và phát triển giống gà Liên Minh tại Hải Phòng” nhằm bảo tồn, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn gen giống gà Liên Minh đặc sản (nhiệm vụ quỹ gen cấp nhà nước, mã số NVQG 2013-14). Bên cạnh đó, sở KH&CN Hải Phòng cũng đã hỗ trợ xã Trân Châu tiến hành hoàn thành thủ tục đăng ký nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm gà Liên Minh mà Hội Nông dân xã sẽ làm chủ sở hữu nhãn hiệu này.
Khoa Công nghệ thông tin – Học viện Nông nghiệp Việt Nam đang đi đầu trong việc triển khai công nghệ Blockchain đối với ngành hàng mật ong.
Nhận thức rõ sứ mệnh là nơi đào tạo nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao đáp ứng yêu cầu đó, đội ngũ cán bộ, giảng viên của Khoa Công nghệ thông tin – Học viện Nông nghiệp Việt Nam không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn cũng như nghiên cứu các công nghệ kỹ thuật tiên tiến, ứng dụng vào đời sống.
Một trong những đề tài trọng điểm, có sự tham gia của các thầy cô trong Khoa Công nghệ thông tin cùng sự kết hợp của các chuyên gia trong và ngoài Học viện là đề tài cấp Nhà nước KC 4.0 "Nghiên cứu ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0 vào quản lý sản xuất sản phẩm mật ong phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước" do TS. Phan Thị Thu Hồng chủ nhiệm.
Công việc làm đất và gieo trồng ở Việt Nam hiện nay vẫn diễn ra riêng lẻ và nhiều công đoạn, dẫn đến tăng chi phí máy móc và thời gian. Việc tác động nhiều lần vào đất sẽ làm ảnh hưởng đến cơ lý tính của đất, khả năng giữ ẩm kém. Để khắc phục điều này, cần có biện pháp canh tác để giảm thiểu số lần tác động lên đất trồng.
Một phương pháp mà hiện nay nhiều nước đã và đang sử dụng là làm đất bảo tồn hay công cụ làm đất tối thiểu. Có hai phương pháp làm đất bảo tồn: Một là hạn chế vùng tác động của công cụ trên mặt ruộng. Hai là hạn chế số lần đi lại của máy trên ruộng. Đối với nước ta, việc áp dụng phương pháp thứ nhất chưa phù hợp vì điều kiện địa hình đất đai phức tạp, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm nên tính chất đất cũng bị biến đổi nhiều như thiếu dinh dưỡng, thiếu ẩm, đất quá chặt, khó thoát nước,… Việc canh tác trên toàn bộ diện tích của mặt ruộng để cải thiện tính chất của đất trước khi gieo trồng là thực sự cần thiết. Theo phương pháp thứ hai, chúng ta hoàn toàn có thể thiết kế các liên hợp máy có khả năng kết hợp nhiều công đoạn từ khâu canh tác đến khâu gieo trồng.
Công nghệ sau thu hoạch là cầu nối giữa sản xuất nông nghiệp và thị trường, đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và khép kín chuỗi sản xuất nông nghiệp.
Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 khi vụ thu hoạch một số loại rau quả như vải thiều đang đến gần, những ứng dụng về công nghệ sau thu hoạch sẽ đóng góp một phần quan trọng trong việc đảm bảo chuỗi cung ứng xuất khẩu vải thiều sang Nhật Bản, Trung Quốc không bị gián đoạn, giảm bớt áp lực cho tiêu thụ trong nước và gia tăng giá trị cho sản phẩm.