Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lạng Sơn thông báo tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện đối với 02 nhiệm vụ Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ nâng cao giá trị và phát triển bền vững một số sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021 – 2025 (như Danh mục kèm theo).
1. Hồ sơ đăng ký thực hiện nhiệm vụ KH&CN gồm:
a) Hồ sơ pháp lý của tổ chức chủ trì: Quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức chủ trì;
b) Đơn đăng ký chủ trì thực hiện nhiệm vụ;
c) Thuyết minh nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
d) Tóm tắt hoạt động khoa học và công nghệ của tổ chức đăng ký chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
đ) Lý lịch khoa học của cá nhân đăng ký chủ nhiệm có xác nhận của cơ quan quản lý nhân sự;
e) Lý lịch khoa học của chuyên gia trong nước, chuyên gia nước ngoài (đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có thuê chuyên gia);
g) Văn bản xác nhận về sự đồng ý của các tổ chức tham gia phối hợp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (nếu có);
h) Báo giá thiết bị, nguyên vật liệu chính cần mua sắm, dịch vụ cần thuê để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (thời gian báo giá không quá 30 ngày tính đến thời điểm nộp hồ sơ);
i) Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của tổ chức chủ trì đã nộp các cơ quan quản lý theo quy định (đối với nhiệm vụ có đối ứng kinh phí của tổ chức chủ trì);
k) Tài liệu liên quan khác (nếu có).
* Các biểu mẫu hồ sơ tải tại trang thông tin điện tử của Sở Khoa học và Công nghệ Lạng Sơn, địa chỉ: http://sokhcn.langson.gov.vn
2. Túi hồ sơ gồm: 01 bản hồ sơ gốc và 08 bản sao.
3. Thời gian nhận hồ sơ: đến 17h00 ngày 26/8/2021
4. Nơi nhận hồ sơ: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lạng Sơn.
Địa chỉ: 638 đường Bà Triệu, phường Đông Kinh, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
Thông tin chi tiết liên hệ với Phòng Quản lý Khoa học.
Điện thoại: 0205 3874 205 - 0205 3718 595.
DANH MỤC
Nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ
nâng cao giá trị và phát triển bền vững một số sản phẩm OCOP
trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021 – 2025
(Kèm theo Thông báo số /SKHCN-QLKH ngày tháng 7 năm 2021
của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lạng Sơn)
1. Nhiệm vụ: Nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ nâng cao giá trị và phát triển bền vững sản phẩm Quýt Tràng Định
* Mục tiêu:
- Đánh giá được hiện trạng sản xuất theo chuỗi giá trị của sản phẩm Quýt Tràng Định và đề xuất được giải pháp khoa học và công nghệ để duy trì và phát triển bền vững sản phẩm OCOP Quýt Tràng Định.
- Nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện được một số quy trình thâm canh tăng năng suất chất lượng Quýt Tràng Định theo hướng an toàn, bền vững.
- Xây dựng được một số mô hình sản xuất bền vững sản phẩm Quýt Tràng Định gắn với phát triển du lịch;
- Nâng cao năng lực sản xuất bền vững sản phẩm Quýt Tràng Định cho người dân.
* Dự kiến kinh phí hỗ trợ:
- Mức kinh phí hỗ trợ: 2.500.000.000 đồng (Hai tỷ năm trăm triệu đồng).
* Yêu cầu sản phẩm:
- 01 báo cáo đánh giá thực trạng sản xuất Quýt Tràng Định theo chuỗi giá trị.
- 10 - 15 cây trội và 0,3 ha vườn cây trội (nhân từ các cây trội đã được lựa chọn).
- Kỹ thuật trồng mới Quýt Tràng Định theo tiêu chuẩn VietGap.
- Kỹ thuật thâm canh Quýt Tràng Định theo tiêu chuẩn VietGap.
- 04 mô hình:
+ Mô hình nhân giống Quýt Tràng Định bằng phương pháp ghép 500m2.
+ Mô hình trồng mới Quýt Tràng Định theo tiêu chuẩn VietGap, quy mô 10 - 15 ha.
+ Mô hình thâm canh sản xuất bền vững an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, quy mô 10 - 15 ha.
+ Mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm.
- 120 lượt người dân địa phương được tập huấn kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, chất lượng Quýt Tràng Định.
- Báo cáo tổng kết đề tài.
2. Nhiệm vụ: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ phục tráng và phát triển bền vững giống gà sáu ngón của huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn
* Mục tiêu:
- Tạo được đàn hạt nhân gà sáu ngón với quy mô 200 mái.
- Tạo được đàn sản xuất gà sáu ngón với quy mô 300 mái.
- Tạo được đàn thương phẩm gà sáu ngón với quy mô 1.500 con.
- Hoàn thiện được quy trình chọn đàn hạt nhân, nhân giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, chăm sóc nuôi dưỡng và thú y phòng bệnh gà sáu ngón.
- Dự thảo được tiêu chuẩn cơ sở đàn hạt nhân, đàn sản xuất và đàn thương phẩm gà sáu ngón.
- Mô hình bảo tồn giống gà sáu ngón tại 10 hộ dân địa phương gắn kết nhau thành hợp tác sản xuất và cung cấp trứng giống, gà giống cho khách hàng.
* Dự kiến kinh phí hỗ trợ:
- Mức kinh phí hỗ trợ: 1.500.000.000 đồng (Một tỷ năm trăm triệu đồng). * Yêu cầu sản phẩm:
- Chọn tạo được đàn gà sáu ngón hạt nhân: 200 mái có đặc điểm ngoại hình đặc trưng của giống, với các chỉ tiêu sản xuất cụ thể:
+ Năng xuất trứng đạt ≥ 90 quả/mái/năm,
+ Tỷ lệ trứng có phôi đạt ≥ 88%,
+ Tỷ lệ nở/phôi đạt ≥ 80%.
+ Tỷ lệ gà con mới nở loại 1 đạt ≥ 90%.
- Đàn gà sáu ngón sản xuất: 300 mái, có đặc điểm ngoại hình đặc trưng của giống gà 6 ngón, với các chỉ tiêu sản xuất cụ thể:
+ Năng xuất trứng đạt ≥ 80 quả/mái/năm,
+ Tỷ lệ trứng có phôi đạt ≥ 90%,
+ Tỷ lệ nở/phôi đạt ≥ 85%.
+ Tỷ lệ gà con mới nở loại 1 đạt ≥ 90%.
- Đàn gà sáu ngón thương phẩm: 1.500 con đảm bảo an toàn dịch bệnh và có hiệu quả kinh tế.
- Các kỹ thuật về nhân giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo; kỹ thuật về chăn nuôi, phòng bệnh, an toàn sinh học gà 6 ngón của huyện Cao Lộc, Lạng Sơn: đầy đủ, xúc tích, khoa học, dễ áp dụng và được Hội đồng chuyên ngành thông qua.
- Mô hình bảo tồn giống gà sáu ngón tại 10 hộ dân địa phương gắn kết nhau thành hợp tác sản xuất và cung cấp trứng giống, gà giống cho khách hàng.
Theo Sở Khoa học công nghệ Lạng Sơn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn