Nhóm nghiên cứu mạnh chính sách nông nghiệp trao đổi với kênh truyền hình VTC10 Netviet về nông nghiệp số

Thứ năm - 14/10/2021 09:11

Chương trình chuyển đổi số quốc gia của Việt Nam đã xác định tầm nhìn 2030 Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn,nhân văn, rộng khắp. Ba mục tiêu chính của chương trình hướng tới là kinh tế số, chính phủ số và xã hội số.

Kinh tế nông nghiệp số, chuyển đổi số và nông nghiệp số là những cụm từ rất hay được nhắc đến trong  thời gian gần đây. Khi mà đại dịch Covid 19 đang ảnh hưởng rất nhiều đến các chuỗi sản xuất và cung ứng trên toàn cầu thì vai trò của nông nghiệp trong thời đại số hoá ngày càng trở lên quan trọng. Nông dân hay những người sản xuất nhỏ ở nông thôn hiện đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề mới của thời đại. Mục tiêu của phổ cập nhận thức về chuyển đổi số trong nông nghiệp tập trung vào phát triển kỹ năng số cho người dân đang sinh sống trên địa bàn nông thôn tỉnh. Các nội dung cần ưu tiên gồm có: Kỹ năng số, Văn hoá số, Thương mại điện tử, Dịch vụ công mức độ 4, Kinh tế số nông nghiệp.

Nhận thức được tầm quan trọng của nông nghiệp số và đồng thời thực hiện nhiệm vụ phổ cập tri thức nông nghiệp số, Ban giám đốc của kênh VTC10 Netviet đã mời GS.TS. Đỗ Kim Chung, Chuyên gia cao cấp, Giảng viên Khoa Kinh tế và PTNT cùng các thầy cô trong nhóm nghiên cứu mạnh Chính sách nông nghiệp – Học viện Nông nghiệp Việt Nam tham gia trao đổi nâng cao nhận thức về nông nghiệp số cho cán bộ nhân viên của kênh. Cùng dự buổi trao đổi có Nguyễn Thị Bích Hạnh – Tổng giám đốc kênh truyền hình VTC10 Netviet và các trưởng nhóm phóng viên, biên tập viên phụ trách các mảng về nông nghiệp số và các nhiệm vụ có liên quan.  

Nội dung của bài trao đổi bao gồm năm phần chính: Bản chất của Nông nghiệp số; Tại sao phải chuyển đổi số trong nông nghiệp; Nội dung Chuyển đối số trong nông nghiệp; Điều kiện để chuyển đổi số; Những việc cần làm của chuyển đổi số trong nông nghiệp. Theo GS.TS. Đỗ Kim Chung, nền nông nghiệp vận dụng thành quả của CMCN lần thứ 4 được gọi là “Nông nghiệp số” (Digitalized Agriculture).

Đặc trưng của Nông nghiệp số được hiểu bao gồm những hoạt động sau:

-   Số hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh từ nông trại, vận chuyển, chế biến, marketing và tiêu dùng thông qua hệ thống kết nối internet vạn vật.

-   Kết hợp hữu cơ, không ranh giới giữa công nghệ vật lý, công nghệ sinh học và công nghệ điều hành trong tổ chức tổ chức nông trại, các phân xưởng, cơ sở hạ tầng, tạo giống và các tác nghiệp nông nghiệp.

-   Tự động hoá và thông minh hóa các hệ thống điều hành giữa thế giới thực và thế giới ảo các hoạt động trong chuỗi giá trị thực phẩm nông sản từ nông trại đến bàn ăn.

-   Đảm bảo cho chuỗi thực phẩm nông sản (Agrofood) diễn ra liên tục, hiệu quả và bền vững.

Qua quá trình trao đổi thông tin sôi nổi và cùng động não đưa ra hành động, các thành viên tham dự buổi trao đổi  đã nhận được những nhận  thức mới về nông nghiệp số và tìm ra được những vấn đề cần tập trung trong quá trình tư vấn chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp ở các tỉnh. Đại diện nhóm tổ tư vấn chuyển đổi số của Kênh truyền hình VTC10 Netviet đã ghi nhận ý nghiã thực tiễn mà buổi trao đổi mang lại, đồng thời kêu gọi sự hợp tác sâu hơn giữa Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Kênh truyền hình VTC10 Netviet.

  Người dự buổi trao đổi rất hứng thú với phương pháp động não xác định vấn đề quan tâm cho GS. TS. Đỗ Kim Chung và đồng sự  thực hiện.
 
                                                                                                                                   
  GS. TS. Đỗ Kim Chung trình bày về bản chất của nông nghiệp số

Tác giả bài viết: Đặng Xuân Phi – Nhóm nghiên cứu mạnh chính sách nông nghiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay675
  • Tháng hiện tại75,273
  • Tổng lượt truy cập4,376,545
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây