Tọa đàm thu thập ý kiến của chuyên gia phục vụ tổng kết Nghị Quyết 26-NQ/TW “Đổi mới thể chế, chính sách thúc đẩy nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ trong nông nghiệp”

Thứ tư - 29/09/2021 14:45

Ngày 22 tháng 9 năm 2021, Ban Kinh tế Trung ương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng với Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Khoa Kinh tế và PTNT tổ chức buổi Tọa đàm trực tuyến nhằm thu thập ý kiến góp ý của các chuyên gia cho chuyên đề “Đổi mới thể chế, chính sách thúc đẩy nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ trong nông nghiệp” phục vụ tổng kết Nghị Quyết 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân và nông thôn và xây dựng Nghị quyết Tam nông mới. Chủ trì buổi Tọa đàm là TS. Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành trung ương Đảng, nguyên Phó trưởng Ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương. Đại biểu tham gia có ông Nguyễn Văn Tiến, Vụ trưởng vụ NN&PTNT, Bộ NN&PTNT, GS.TS. Trần Đức Viên, Phụ trách Hội đồng Học viện, PGS.TS. Phạm Bảo Dương, Phó giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cùng nhiều chuyên gia là các giáo sư, tiến sỹ, các nhà khoa học, và các cán bộ quản lý ở các trường đại học, viện nghiên cứu và cơ quan Bộ ngành trong lĩnh vực khoa học công nghệ và nông nghiệp, nông thôn.

Sau lời phát biểu đề dẫn của TS. Cao Đức Phát, PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền, Khoa Kinh tế và PTNT, trình bày tóm tắt kết quả chuyên đề của nhóm nghiên cứu. Các đại biểu tham dự Tọa đàm đã đưa ra nhiều góp ý thảo luận về các vấn đề liên quan tới thể chế chính sách thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp. Nhìn chung, các ý kiến đều khẳng định nhóm nghiên cứu Khoa Kinh tế và PTNT đã dày công tìm hiểu và xây dựng chuyên đề với nội dung và chất lượng rất tốt. Chuyên đề đã nghiên cứu tổng quan và rút ra được chín bài học kinh nghiệm về thể chế, chính sách thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng trong nông nghiệp ở các quốc gia trên thế giới để Việt Nam có thể học hỏi trong quá trình đổi mới hệ thống thể chế, chính sách phục vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ.

Bên cạnh đó chuyên đề làm rõ thực trạng các thể chế, chính sách thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp của Việt Nam thông qua việc phân tích 15 văn bản chính sách được ban hành từ sau Nghị Quyết 26 NQ-TW; cùng với đó là các kết quả, thành tựu đạt được trong sản xuất nông nghiệp nhờ tác động của những chính sách này. Theo các chuyên gia, chuyên đề đã nhìn nhận và phân tích sâu sắc những bất cập và hạn chế của hệ thống thể chế, chính sách phục vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong nông nghiệp.

 TS. Cao Đức Phát chủ trì tọa đàm và PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền trình bày báo cáo tại Tọa đàm
 Các đại biểu tham gia Tọa đàm trực tuyến
GS.TS. Đỗ Kim Chung (Học viện NNVN) và PGS.TS. Phạm Quang Hà (Viện Khoa học NNVN) trao đổi tại Tọa đàm 

 

  

Để khắc phục những hạn chế, bất cập này, chuyên đề đã đưa ra các nhóm định hướng và giải pháp trong đổi mới thể chế, chính sách thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp bao gồm: (i) Nhóm giải pháp đổi mới cơ chế chính sách dựa trên thị trường để thúc đẩy nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ trong nông nghiệp; (ii) Nhóm giải pháp khuyến khích đổi mới và sáng tạo trong nông nghiệp; (iii) Nhóm giải pháp phát triển thị trường khoa học công nghệ; (iv) Nhóm giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu công khai về sản phẩm dịch và dịch vụ khoa học công nghệ; (v) Nhóm giải pháp nâng cao năng lực bảo vệ sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm dịch vụ và khoa học trong nông nghiệp.

Các ý kiến chuyên gia tập trung vào nguyên nhân của các bấp cập, hạn chế và các giải pháp thúc đẩy vai trò của khu vực tư nhân trong nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ; các chính sách tạo động lực cho cán bộ nghiên cứu và các nhà khoa học; đổi mới cách thức quản lý tài chính cho các đề tài khoa học và công nghệ...

Sau 3 giờ thảo luận sôi nổi, các đại biểu đã đưa ra các góp ý có giá trị để nhóm nghiên cứu của Khoa Kinh tế và PTNT, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tiếp tục hoàn thiện chuyên đề “Đổi mới thể chế, chính sách thúc đẩy nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ trong nông nghiệp”.

Nguyễn Thị Hải Ninh – Khoa Kinh tế và PTNT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập52
  • Hôm nay1,260
  • Tháng hiện tại47,666
  • Tổng lượt truy cập5,177,076
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây