Bước đầu xác định đa hình gen Insulin, IGFBP2 liên quan với khối lượng cơ thể ở gà Liên Minh bằng công nghệ gen

Thứ hai - 06/09/2021 08:16

Gà Liên Minh là giống gà bản địa, mang nhiều đặc tính quý, thịt thơm ngon và gắn liền với sự phát triển kinh tế của người dân thôn Liên Minh, xã Trân Châu, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng.

Gà Liên Minh có đặc trưng: da vàng, lớp mỡ dưới da mỏng, ngoại hình gà cao lớn, chân dài. Gà Liên Minh được coi là sản phẩm đặc trưng của đảo Cát Bà. Gà Liên Minh được xếp vào nhóm nguồn gen quí hiếm cần được bảo tồn. Năm 2013, Bộ Khoa học và Công nghệ cho phép Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ Hải Phòng thực hiện nhiệm vụ “Khai thác và phát triển giống gà Liên Minh tại Hải Phòng” nhằm bảo tồn, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn gen giống gà Liên Minh đặc sản (nhiệm vụ quỹ gen cấp nhà nước, mã số NVQG 2013-14). Bên cạnh đó, sở KH&CN Hải Phòng cũng đã hỗ trợ xã Trân Châu tiến hành hoàn thành thủ tục đăng ký nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm gà Liên Minh mà Hội Nông dân xã sẽ làm chủ sở hữu nhãn hiệu này.

Hình 1. Gà Liên Minh tuổi trưởng thành

Với mong muốn hỗ trợ người dân nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi giống gà Liên Minh, được sự tài trợ kinh phí từ đề tài cấp Học viện Mã số: T2020-12-59, Kỹ sư Phạm Thu Giang cùng các cộng sự đã bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng của đa hình gen InsulinIGFBP2 lên tính trạng khối lượng cơ thể gà Liên Minh bằng phương pháp PCR-RFLP. Nghiên cứu được thực hiện tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam từ tháng 1/2020 đến tháng 12/2020. Kết quả nghiên cứu thu được cho thấy: Đa hình A3971G gen INS và đa hình gen IGFBP2 đã được xác định, kết quả cho thấy vị trí đa hình INS/3917 cho tần số allele A (0,65) và allele G (0,35); tương ứng kiểu gen AA (0,36), AG (0,57) và GG (0,07), tại vị trí đa hình IGFBP2/639 cho tần số allele tương đồng nhau với alen A (0,46) và G (0,54); kiểu gen AA (0,21), AG (0,50) và GG (0,29). Mối liên quan giữa kiểu gen và tính trạng khối lượng cơ thể đã được tìm thấy ở mức ý nghĩa P <0,05. Gà mang kiểu gen GG, thuộc gen INS/3917 cho khối lượng cơ thể lớn hơn ở tuần 14, 16, 18, và gà mang kiểu gen AG tại đa hình IGFBP2/639 cũng cho khối lượng cơ thể lớn hơn so với hai kiểu gen còn lại ở tuần thứ 20. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng đa hình gen lên khối lượng cơ thể gà Liên Minh tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, bước đầu mở ra một hướng đi mới trong việc lựa chọn các allele/kiểu gen có lợi có thể hỗ trợ cải thiện năng suất trong quá trình chọn lọc và phát triển giống gà Liên Minh.                                                                       

Một số hình ảnh kết quả nghiên cứu:

Hình 2: Sản phẩm PCR-RFLP đa hình gen INS

Ctr: sản phẩm PCR, M: thang điện di chuẩn 100 bp (Thermo)

Hình 3: Sản phẩm PCR-RFLP đa hình gen IGFBP2

Ctr: sản phẩm PCR, M: thang điện di chuẩn 100 bp (Thermo)

 

Ban Khoa học và Công nghệ

Khoa Công nghệ sinh học

 Từ khóa: gà Liên Minh, gen insulin

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập12
  • Hôm nay1,523
  • Tháng hiện tại32,262
  • Tổng lượt truy cập5,121,328
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây