Seminar trực tuyến”Nhân tố ảnh hướng tới quyết định áp dụng các biện pháp canh tác đất bền vững của các hộ nông dân vùng cao Việt Nam

Chủ nhật - 08/08/2021 16:33
 
ncm2
 
       
        Chiều ngày 2/8/2021, seminar trực tuyến với chủ đề “Nhân tố ảnh hưởng tới quyết định áp dụng các biện pháp canh tác đất bền vững của các hộ nông dân vùng cao Việt Nam” do TS. Hồ Ngọc Cường – thuộc nhóm nghiên cứu mạnh Kinh tế & Quản lý tài nguyên môi trường trình bày. Tham dự buổi Seminar có PGS. TS. Nguyễn Mậu Dũng – Phó trưởng Khoa Kinh tế và PTNT, TS. Nguyễn Hữu Nhuần – Phó trưởng Khoa Kinh tế và PTNT và toàn thể đông đảo các giảng viên trong Khoa tham dự. Điều hành chương trình là PGS.TS. Nguyễn Tuấn Sơn – Trưởng bộ môn Kế hoạch và đầu tư, người có nhiều kinh nghiệm quý báu trong nghiên cứu các vấn đề thực tiễn về đất đai, phát triển sản xuất nói chung,  vùng trung du, miền núi của Việt nam nỏi riêng
        Trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp, và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, nền nông nghiệp của thế giới đã ghi nhận những thành tựu vượt bậc về năng suất, chất lượng sản phẩm cũng như kỹ thuật canh tác nhưng đăng sau bức tranh rực tỡ ấy là những hệ lụy về  sự suy thoái của hệ sinh thái, nguồn gen tự nhiên ngày càng hạn hẹp, ôi nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu,…. Vậy “Phát triển nông nghiệp như thế nào để bền vững?” đó là câu hỏi mà bất kỳ một nền nông nghiệp hiện đại nào cũng đang đi tìm câu trả lời.
        Suy thoái đất do quá trình canh tác là một vấn đề phức tạp mà quốc gia nào trên thế giớ cũng phải đối mặt trong đó có Việt Nam. Trong bài trình bày, TS. Cường giới thiệu  về tình hình suy thoái đất đai đang diễn ra khá nghiêm trọng trên địa bàn vùng cao. Trong khi đó, giải pháp để giải quyết thực trạng này là áp dụng các biện pháp canh tác đất bền vững. ncmThậm chí khi áp dụng còn có thể cải tạo đất tốt lên. Tuy nhiên, các kỹ thuật này được giới thiệu trên vùng cao từ rất nhiều năm nhưng không được nhiều hộ nông dân áp dụng. Đó cũng chính là mục tiêu mà nghiên cứu này hướng tới nhằm tìm ra các nguyên nhân, nhân tố ảnh hưởng tới quyết định áp dụng các biện pháp canh tác đất bền vững của các hộ nông dân vùng cao. Khảo sát tại địa điểm nghiên cứu được lựa chọn là tỉnh Bắc Kạn, kết quả cho thấy thực tế trên địa bàn tỉnh có 10 biện pháp canh tác đất bền vững được giới thiệu và hộ nông dân áp dụng như: nông lâm kết hợp, luân canh với cây họ đậu, dùng phân chuồng, trồng xen, bón vôi, làm bờ bao đất, đường đồng mức, trồng cỏ thành hàng, .v.v. Tuy nhiên khi áp dụng các biện pháp này, các hộ nông dân còn nhiều băn khoăn khi không hiểu rõ kiến thức khi thực hiện các phương pháp, thiếu hụt nguồn lực cũng như các rủi ro có thể gặp phải.
           Nghiên cứu đã sử dụng phân tích 2SLS Probit để chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định áp dụng các biện pháp canh tác đất bền vững của các hộ nông dân vùng cao. Từ kết quả cho thấy thái độ của chủ hộ với rủi ro, kinh nghiệm là những nhân tố làm giảm xác xuất quyết định áp dụng các biện pháp canh tác đất bền vững, trong khi các nhân tố như quy mô đất đai, kiến thức, sự am hiểu về các biện pháp canh tác đất bền vững có ảnh hưởng tích cực.
Từ các kết quả đạt được, nghiên cứu đề ra các gợi ý Để hộ nông dân áp dụng SLM cần: triển khai công tác tập huấn SLM tốt hơn, tăng diện tích cho các hộ thông qua trao đổi các hộ không có nhu cầu sản xuất, hợp tác sản xuất tăng diện tích, khuyến khích các hộ tham gia vào các tổ chức xã hội, giới thiệu các kỹ thuật, công nghệ giảm hao phí lao động, tăng cường tiếp cận tín dụng, phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp, xây dựng các mô hình trình diễn.
           Tại phiên thảo luận, bài seminar đã nhận được đông đảo các ý kiến trao đổi, chia sẻ và thảo luận sôi nổi từ PGS.TS Nguyễn Mậu Dũng, PGS.TS. Nguyễn Tuấn Sơn, TS. Nguyễn Minh Đức, TS. Trần Đức Trí, TS. Lê Thị Thanh Loan, ThS. Lê Khắc Bộ,..và nhiều thành viên khác tham gia. Có thể nói, chủ đề seminar, các kết quả nghiên cứu đạt được và các ý kiến đóng góp được đánh giá sẽ là một hướng nghiên cứu quan trọng trong thời gian tới góp phần vào phát triển bền vững cho các hộ nông dân vùng cao Việt Nam.
 

Tác giả bài viết: Nhóm nghiên cứu mạnh: Kinh tế và Quản lý Tài nguyên môi trường

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập13
  • Hôm nay2,404
  • Tháng hiện tại44,364
  • Tổng lượt truy cập5,080,765
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây