Nhóm nghiên cứu mạnh " Máy và Thiết bị Nông nghiệp"

Thứ ba - 03/04/2018 16:05
NHÓM NGHIÊN CỨU MẠNH " MÁY VÀ THIẾT BỊ NÔNG NGHIỆP" - KHOA CƠ ĐIỆN
 
Cùng với chiến lược phát triển khoa học công nghệ chung của Học viện, trong những năm qua Khoa Cơ - Điện luôn chú trọng các hoạt động nghiên cứu khoa học, đặc biệt là tập hợp các nhà khoa học cùng lĩnh vực chuyên môn, có cùng định hướng nghiên cứu, giải quyết các vấn đề ưu tiên của thực tiễn sản xuất.
Nhóm nghiên cứu mạnh về Máy và Thiết bị nông nghiệp thuộc khoa Cơ – Điện, Học viện Nông nghiệp Việt Nam bao gồm 14 thành viên là các nhà khoa học cùng định hướng nghiên cứu. Nhóm được thành lập với mục tiêu gắn kết và phát huy thế mạnh của các nhà khoa học, nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực cơ điện nông nghiệp vào thực tế sản xuất, đồng thời hình thành trường phái nghiên cứu mạnh trong nước và hội nhập với quốc tế.
Việc thành lập nhóm nghiên cứu sẽ là động lực thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu khoa học của Học viện Nông nghiệp nói chung và khoa Cơ-Điện nói riêng trong thời gian tới.  
Nhóm nghiên cứu mạnh về Máy và Thiết bị nông nghiệp được thành lập với mục tiêu nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực cơ điện nông nghiệp vào thực tế sản xuất, đồng thời hình thành trường phái nghiên cứu mạnh trong nước và hội nhập với quốc tế. 
Các định hướng chính của nhóm: 
  • Nghiên cứu, hoàn thiện thiết kế, công nghệ chế tạo máy và thiết bị, cơ giới hóa đồng bộ sản xuất lúa, ngô, khoai, mía, sắn, đậu tương, lạc, cà phê, chè, và rau quả quy mô tập trung.
  • Máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ vùng đồi núi và trung du.
  • Máy móc và thiết bị phục vụ canh tác trong các nhà lưới, nhà kính.
  • Ứng dụng tự động hóa và sử dụng nguồn năng lượng tối ưu cho canh tác nông nghiệp.
  • Nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, thiết bị sơ chế, bảo quản và chế biến sâu một số sản phẩm chủ lực nhằm nâng cao chất lượng, giảm tổn thất sau thu hoạch: lúa gạo, sắn, dong giềng, khoai tây, khoai lang, dứa, vải, nhãn, cây có múi, rau ăn lá, rau mầm, chè, mật ong,… thịt các loại, tôm cá biển.
  • Nghiên cứu, hoàn thiện thiết kế, công nghệ chế tạo máy và thiết bị, cơ giới hóa chăn nuôi, vệ sinh chuồng trại, chế biến thức ăn chăn nuôi.
  • Nghiên cứu thiết bị và công nghệ sơ chế, bảo quản và chế biến thức ăn chăn nuôi tươi xanh, tổng hợp dạng bột và dạng viên.
  • Nghiên cứu ứng dụng công nghệ và chế tạo hệ thống thiết bị phục vụ cơ giới hoá và trang bị chuồng trại phù hợp với chăn nuôi tại vùng nông thôn.
  • Nghiên cứu công nghệ và thiết bị xử lý chất thải trong chăn nuôi có hiệu quả.
  • Ứng dụng tự động hóa và sử dụng nguồn năng lượng tối ưu cho bảo quản, chế biến nông sản thực phẩm và phục vụ chăn nuôi

Tác giả bài viết: Ban Khoa học và Công nghệ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập20
  • Hôm nay742
  • Tháng hiện tại22,539
  • Tổng lượt truy cập5,111,605
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây