Lâm Đồng: Định hướng giải pháp thu gom, xử lý tái sử dụng chất thải chăn nuôi và phụ phầm nông nghiệp theo hướng tuần hoàn

Thứ sáu - 22/12/2023 15:47

Nông nghiệp tuần hoàn là quá trình sản xuất theo chu trình khép kín, chất thải và phế, phụ phẩm của quá trình này là đầu vào của quá trình sản xuất khác thông qua áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ sinh học, công nghệ hóa lý. Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp sẽ khai thác và sử dụng tài nguyên một cách tiết kiệm, hiệu quả, giảm thiểu sự lãng phí, thất thoát sau thu hoạch, tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao và nhất là giảm thiểu và đi đến triệt tiêu chất thải gây ô nhiễm môi trường, bảo vệ hệ sinh thái và sức khỏe con người.


Ảnh minh họa

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng, đây là hướng đi mới trong định hướng phát triển nông nghiệp bền vững được các cấp, ngành chuyên môn và người dân áp dụng, góp phần thực hiện thành công cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp. Sau đây là một số định hướng giải pháp thu gom, xử lý, tái sử dụng chất thải chăn nuôi và phụ phẩm nông nghiệp theo hướng tuần hoàn ở Lâm Đồng.

Đối với ngành trồng trọt, đến năm 2030, toàn tỉnh có khoảng 1,7 triệu tấn phụ phẩm từ hoạt động trồng trọt, cụ thể: Phụ phẩm trên cây rau: 956,6 ngàn tấn, khoảng 30% được xử lý thành phân hữu cơ vi sinh; cây lương thực: 540.614 tấn, trong đó phụ phẩm rơm rạ, trấu từ lúa và 215.638 tấn; cây ngô 324.976 tấn. Tất cả lượng phụ phẩm này được xử lý làm phân bón hữu cơ và làm thức ăn chăn nuôi; cây đậu các loại: 907 tấn, khoảng 30% lượng phụ phẩm được xử lý làm phân bón hữu cơ vi sinh; Phụ phẩm từ các nhà máy chế biến nông sản 7.440 tấn, toàn bộ phụ phẩm sau chế biến được tận dụng làm thức ăn chăn nuôi; Phụ phẩm từ các vườn ươm cây giống rau các loại 5.063 tấn, toàn bộ lượng phụ phẩm này được ủ tái sử dụng làm giá thể ươm cây giống các loại; phụ phẩm vỏ quả cà phê: 193.171 tấn,100% được xử lý làm phân bón hữu cơ vi sinh cao cấp.

Tăng cường áp dụng các biện pháp công nghệ để tái chế, xử lý các phụ phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ để phục vụ sản xuất: Đến năm 2030 toàn tỉnh có khoảng 1,7 triệu tấn phụ phẩm từ hoạt động trồng trọt, trong đó khoảng 30% lượng phụ phẩm từ cây rau, đậu được xử lý làm phân bón hữu cơ vi sinh; toàn bộ phụ phẩm trên lương thực được xử lý làm phân bón hữu cơ và làm thức ăn chăn nuôi; phụ phẩm từ các nhà máy chế biến nông sản được tận dụng làm thức ăn chăn nuôi; phụ phẩm từ các vườn ươm cây giống được ủ tái sử dụng làm giá thể ươm cây giống các loại; phụ phẩm vỏ quả cà phê được xử lý làm phân bón hữu cơ vi sinh cao cấp.

Phát triển kinh tế tuần hoàn đảm bảo tính đồng bộ gắn kết giữa các trang trại, các doanh nghiệp, góp phần ổn định bền vững trong chuỗi sản xuất và môi trường hướng tới nền kinh tế xanh để cải thiện năng suất lao động, góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp hướng đến phát triển toàn diện, bền vững và hiện đại.

Đối với ngành chăn nuôi, dự kiến đến năm 2030, đàn bò khoảng 180.000 con, đàn trâu khoảng 15.000 con, đàn lợn khoảng 840.000 con và đàn gia cầm 15 triệu con; khối lượng chất thải rắn trong chăn nuôi ước khoảng 1,764 ngàn tấn/năm (gồm chất thải từ chăn nuôi trâu khoảng 81 ngàn tấn/năm; bò khoảng 709 ngàn tấn/năm; lợn khoảng 622 ngàn tấn/năm; dê, cừu, ngựa, hươu nai khoảng 9 ngàn tấn/năm; gà khoảng 58 ngàn tấn/năm; vịt, ngan ngỗng, chim cút khoảng 35 ngàn tấn/năm; chăn nuôi tằm khoảng 250 ngàn tấn/năm); khoảng 90% khối lượng chất thải được tái tạo làm phân bón sử dụng hiệu quả phục vụ sản xuất nông nghiệp hoặc áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp (làm khí sinh học, ủ phân). Số lượng cơ sở chăn nuôi trên địa bàn xử lý chất thải bằng biogas hoặc các hình thức tiên tiến khác đạt tỷ lệ khoảng 85%.

Khuyến khích phát triển các mô hình phát triển nông nghiệp tuần hoàn, sinh thái trong trồng trọt, chăn nuôi, sử dụng sản phẩm trồng trọt làm thức ăn chăn nuôi và sử dụng hiệu quả các phụ phẩm chăn nuôi, cung cấp hữu cơ cho trồng trọt; khuyến khích các trang trại chăn nuôi áp dụng quy trình chăn nuôi trên đệm lót sinh học, sử dụng các chế phẩm sinh học bổ sung trong thức ăn chăn nuôi và ủ phân nhằm giảm ô nhiễm môi trường.

Áp dụng các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi bằng hệ thống bể lọc, bể lắng, hầm biogas, hồ sinh học trước khi xả vào môi trường, ủ phân hoặc sử dụng máy ép phân trước khi đưa chất thải rắn ra môi trường. Áp dụng các kỹ thuật mới sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ chất thải chăn nuôi, sử dụng khí đốt từ hầm Biogas để khép kín tuần hoàn sản xuất, giảm dần chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ, phân tán trong khu dân cư gắn với kiểm soát chặt chẽ môi trường chăn nuôi./

T.H

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập33
  • Hôm nay1,961
  • Tháng hiện tại48,367
  • Tổng lượt truy cập5,177,777
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây