Nhóm nghiên cứu mạnh "Động vật thí nghiệm"

Thứ sáu - 27/04/2018 15:22
  1. Giới thiệu chung về nhóm nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu mạnh về động vật thí nghiệm là nhóm nghiên cứu bao gồm các giảng viên và nghiên cứu viên thuộc Khoa Thú y, Học Viện NN Việt Nam có cùng mong muốn thúc đẩy sự phát triển những nghiên cứu thử nghiệm trên động vật thí nghiệm tại Việt Nam, đặc biệt là các sản phẩm thuốc thú y, chế phẩm sinh học và vắc – xin phòng bệnh cho vật nuôi.
Các thành viên của nhóm tài đã có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu; chăm sóc, nuôi dưỡng động vật thí nghiệm như lợn, gà, chuột, thỏ… thuộc các đề tài, dự án các cấp của Khoa đã được triển khai thực hiện tại Học viện. Chúng tôi có đầy đủ chuyên môn, năng lực và kỹ thuật để thực hiện các nghiên cứu, thử nghiệm và đánh giá chất lượng như gây bệnh thực nghiệm, thử nghiệm thuốc, chế phẩm sinh học và vắc-xin trên động vật thí nghiệm.
Với sự ủng hộ cả Học viện, nhóm được trang bị hệ thống khu nuôi động vật thí nghiệm đáp ứng tiêu chuẩn an toàn sinh học. Cụ thể như Hệ thống phòng vô trùng với hệ thống lọc khí áp lực âm, dương đảm bảo cho nuôi động vật thí nghiệm các bệnh truyền nhiễm trên chó, mèo, lợn, gà…. Cùng Hệ thống chuồng lợn, gà hiện đại có hệ thống cung cấp thức ăn, nước uống tự động giúp đảm bảo vệ sinh cho động vật trong quá trình thí nghiệm.
Trong thời gian tới đây, chúng tôi mong muốn không chỉ thực hiện các nghiên cứu thử nghiệm trong phạm vi Khoa Thú y mà còn mở rộng phục vụ động vật thí nghiệm cho các Nhóm nghiên cứu, dự án nghiên cứu của các đơn vị, Khoa trực thuộc Học viện, và các cá nhân, doanh nghiệp ngoài Học viện có nhu cầu thử nghiệm trên động vật.
Các thành viên của nhóm:
Trưởng nhóm: TS. Trương Quang Lâm
          Thư ký: ThS. Đào Lê Anh

 
TT Họ và tên Đơn vị
 1 TS. Trương Quang Lâm Khoa Thú y, HVN
 2 PGS.TS. Nguyễn Hữu Nam Khoa Thú y, HVN
 3 ThS. Đào Lê Anh Khoa Thú y, HVN
 4 ThS. Nguyễn Thị Hoa Khoa Thú y, HVN
 5 ThS. Nguyễn Thị Yến Khoa Thú y, HVN
 6 ThS. Nguyễn Thị Huyên Khoa Thú y, HVN
 7 BSTY. Nguyễn Thị Hạnh Khoa Thú y, HVN
 8 ThS. Nguyễn Thị Ngọc Khoa Thú y, HVN
 9 ThS. Nguyễn Thị Giang Khoa Thú y, HVN
10 ThS. Lê Văn Hùng Khoa Thú y, HVN
11 ThS. Nguyễn Thị Thu Hằng Khoa Thú y, HVN
 
 
2. Mục tiêu
* Mục tiêu chung:
Nhập, nuôi và cung cấp các loại động vật thí nghiệm đạt yêu cầu về số lượng, chất lượng phục vụ đào tạo, nghiên cứu của các bộ môn, các Khoa, các Đơn vị trực thuộc Học viện và các tổ chức ngoài Học viện. Tham gia nghiên cứu, thử nghiệm thuốc, chế phẩm sinh học, vắc-xin trên động vật thí nghiệm của các đề tài, dự án của Học viện và các tổ chức cá nhân ngoài Học viện.
* Mục tiêu cụ thể:
Để thực hiện được Mục tiêu chung đã đề ra của nhóm cần thực hiện được các mục tiêu cụ thể sau:
  • Xây dựng, hoàn thiện khu nuôi động vật thí nghiệm đảm bảo an toàn sinh học. Nghiên cứu quy mô và chuồng trại, các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, đáp ứng tiêu chuẩn cho các thí nghiệm.
  • Đảm bảo cung cấp đầy đủ số lượng lợn, chuột, thỏ, gà, vịt, chó và động vật thí nghiệm thuỷ sản bao gồm cá, ếch,…đạt yêu cầu cho giảng dạy thực hành, thực tập của các Bộ môn, các Khoa, các Đơn vị trực thuộc Học viện.
  • Đảm bảo cung cấp đầy đủ số lượng chuột, thỏ, lợn, gà, vịt, chó… và động vật thí nghiệm thuỷ sản bao gồm cá, ếch … đạt yêu cầu cho các nhóm nghiên cứu của các Khoa, các Đơn vị trực thuộc Học viện và đảm bảo các điều kiện nuôi động vật thí nghiệm trong quá trình thí nghiệm .
  • Tham gia thiết kế thí nghiệm, dịch vụ thử nghiệm và đánh giá các chế phẩm sinh học, thuốc và vắc-xin…trên động vật thí nghiệm thuộc đề tài  dự án các cấp của Học viện và các doanh nghiệp, đơn vị khác.
3.Định hướng nghiên cứu chính
+ Đáp ứng nhu cầu động vật thí nghiệm cho các nhóm nghiên cứu của các đơn vị, Khoa trực thuộc Học viện
+ Đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, thử nghiệm chế phẩm sinh học, thuốc, vắc-xin trên động vật thí nghiệm cho các nhóm nghiên cứu của các đơn vị, các Khoa trực thuộc Học viện và các cá nhân, doanh nghiệp ngoài Học viện.
+ Nghiên cứu các điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng và chuồng trại cho động vật thí nghiệm đáp ứng được yêu cầu an toàn sinh học
4. Các sản phẩm mong đợi
+ Đủ số lượng động vật thí nghiệm (lợn, gà, chuột…) sạch bệnh cho các thí nghiệm, thử nghiệm.
+ Đảm bảo đủ các điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng và chuồng trại cho động vật thí nghiệm đáp ứng được yêu cầu an toàn sinh học
+ Có thể thực hiện ít nhất 10 thí nghiệm, thử nghiệm chế phẩm sinh học, thuốc, vắc-xin trên động vật thí nghiệm trong 1 năm
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập39
  • Hôm nay1,765
  • Tháng hiện tại48,171
  • Tổng lượt truy cập5,177,581
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây