Nhóm nghiên cứu mạnh "Hoa cây cảnh"

Thứ ba - 08/05/2018 14:45
  1. Giới thiệu chung về nhóm nghiên cứu
Kinh tế đất nước ngày càng phát triển, đời sống con người nâng cao nên nhu cầu sử dụng hoa cây cảnh có xu hướng tăng. Nghề trồng hoa đang mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng so với các cây trồng truyền thống với các sản phẩm hoa ngày càng độc đáo và đa dạng. Tuy nhiên một vấn đề thách thức cho ngành trồng hoa trong nước là toàn bộ các giống hoa hiện đang được trồng và tiêu thụ với số lượng lớn đều được nhập từ nước ngoài dưới dạng vật liệu nhân giống (củ/hạt giống…) đến sản phẩm thương mại (hoa/cây trồng) nên sản xuất hoa trong nước vẫn phụ thuộc vào nước ngoài. Mỗi năm người Việt chi vài chục triệu đô la để nhập nội củ giống như hoa lily, lay ơn, tuy líp hoặc các loại cây nội thất, thủy sinh, lan… cho nhu cầu sử dụng hoa, cây cảnh trong nước. Mặc dù nghề trồng hoa trong nước đã có sự phát triển nhưng nếu tiếp tục phát triển theo hướng nhập nội giống như hiện nay thì sự phát triển của ngành hoa sẽ không ổn định trong khi đó Việt Nam là nước có nguồn gen hoa đa dạng và phong phú, có thể khai thác và phát triển tạo các sản phẩm có tính cạnh tranh cao trên thị trường. Trên thế giới các nghiên cứu trên cây hoa, cây cảnh cũng như quy hoạch, thiết kế cảnh rất được quan tâm như Hà Lan, Đức, Nhật hoặc các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore để tạo ra các sản phẩm đặc trưng, có sức cạnh tranh cao, có khả năng thương mại toàn cầu cũng như thu hút khách du lịch bằng các sản phẩm thiết kế cảnh quan gắn với tự nhiên, phù hợp với quy hoạch của từng vùng và khai thác triệt để các thế mạnh của từng địa phương.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam với bề dày lịch sử phát triển đã đóng góp nhiều công sức trong xây dựng và phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam. Các thế hệ cán bộ và giảng viên của học viện trước đây đã góp phần nâng năng suất cây trồng, vật nuôi. Tạo ra nhiều sản phẩm cây trồng vật nuôi góp phần không nhỏ trong việc xóa đói, giảm nghèo và đảm bảo an ninh lượng thực của quốc gia. Đứng trước sự phát triển của đất nước cũng như thách thức trong sản xuất nông nghiệp hiện nay và xu hướng phát triển của ngành trồng hoa trên thế giới, nhóm nghiên cứu mạnh hoa cây cảnh được hình thành với 6 thành viên từ hai khoa trong Học viện để khai thác trí tuệ, khả năng của các thành viên chung sức tạo ra các sản phẩm hoa cây cảnh đa dạng, có thương hiệu của Học viện, có khả năng thương mại hóa cao có bản quyền Việt Nam cho thị trường trong nước hướng tới xuất khẩu
  1. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu chung
-      Tập hợp các thành viên có trình độ, kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu
-      Lên kế hoạch, định hướng cho các nghiên cứu trong ngắn và dài hạn trong lĩnh vực nghiên cứu, phát triển và thương mại hóa sản phẩm Hoa cây cảnh cũng như thiết kế cảnh quan.
-      Tạo các sản phẩm có thương hiệu học viện với năng suất cao, chất lượng đảm bảo, có khả năng thương mại hóa trên thị trường và cạnh tranh với các sản phẩm nhập nội.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Khai thác, bảo tồn, đánh giá, phát triển nguồn gen cây hoa và cây cảnh bản địa
- Chọn tạo, nhân giống, phát triển sản xuất thương mại cây hoa/cây cảnh bằng phương pháp truyền thống và hiện đại.
- Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất hoa, cây cảnh và cây xanh
- Chế biến/chiết tách các sản phẩm từ hoa cây cảnh (trà hoa, thực phẩm, phẩm mầu…)
- Xây dựng thương hiệu, chuỗi cung ứng và liên kết với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hoa cây cảnh.
3. Định hướng nghiên cứu chính
- Thu thập tập đoàn, đánh giá nguồn gen hoa có củ, cây dây leo, cây cảnh nhiệt đới và á nhiệt đới
- Lai tạo, nhân giống và phát triển thương mại các giống hoa có củ, cây dây leo và cây cảnh phù hợp với điều kiện Việt Nam
- Nghiên cứu điều khiển ra hoa, ra quả trên cây cảnh
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong sản xuất hoa/ cây cảnh
- Nghiên cứu chế biết các sản phẩm từ hoa cây cảnh
- Xây dựng thương hiệu, chuỗi sản xuất và cung ứng các sản phẩm hoa/cây cảnh mang thương hiệu VNUA
4. Các sản phẩm mong đợi
-      Giống hoa/cây cảnh có bản quyền, mang thương hiệu của học viện có khả năng thương mại cao (giống hoa lan huệ, hoa hiên, hoa phong vũ…
-      Sản phẩm chế biến/chiết xuất từ hoa, cây cảnh (trà hoa, phẩm màu, tinh dầu…) có khả năng thương mại
- Phát triển, xây dựng thương hiệu và thương mại hóa các dòng lai lan huệ, hoa hiên, hoa phong vũ  (các dòng lai đã được chọn lọc trong nhiều năm, có triển vọng và đâng có nhu cầu cao trên thị trường)
-      Xây dựng mô hình sản xuất hoa chậu/hoa cắt/ cây cảnh ứng dụng công nghệ cao (sản xuất trong nhà mái che, sử dụng hệ thống điều khiển thông minh..)
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập22
  • Hôm nay1,544
  • Tháng hiện tại47,950
  • Tổng lượt truy cập5,177,360
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây