Ngày 25/8/2021, vừa qua nhóm nghiên cứu mạnh Ngôn ngữ học ứng dụng Tiếng Anh – khoa Sư phạm và Ngoại ngữ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức seminar với chủ đề “Một số lỗi thường gặp trong báo cáo khóa luận của sinh viên Ngôn ngữ Anh k62 và cách khắc phục” do thạc sỹ Phạm Hương Lan – Bộ môn Tiếng Anh cơ bản trình bày.
Khóa luận tốt nghiệp (KLTN) là bản báo cáo bằng văn bản về nghiên cứu được thực hiện nhằm hoàn thành một phần chương trình Cử nhân. Đây được coi như kì thi của sinh viên năm cuối trước khi tốt nghiệp nhận bằng. Không chỉ là nơi đúc kết lại các kỹ năng và kiến thức được học của sinh viên trong suốt quá trình ngồi trên ghế nhà trường, giúp các giảng viên đánh giá trình độ và khả năng tiếp thu của sinh viên một cách khách quan, chính xác, KLTN còn cho phép sinh viên tìm hiểu các lĩnh vực cụ thể hoặc vấn đề cụ thể một cách chi tiết, đồng thời tạo cơ hội cho sinh viên phát triển và vận dụng khả năng tư duy độc lập và kỹ năng ngôn ngữ của mình. Ngoài việc nhận biết năng lực của sinh viên để đưa ra quyết định cho điểm, xếp loại sinh viên một cách chính xác và công bằng thì yêu cầu sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp còn có mục đích tạo điều kiện cho sinh viên có điều kiện và cơ hội nâng cao các khối kiến thức và kỹ năng đã được trang bị tại trường và phát huy sở trường của mình trong công trình nghiên cứu khoa học. Vì vậy việc tìm hiểu về các lỗi trong KLTN có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác hướng dẫn và thực hiện KLTN, giúp giáo viên hướng dẫn đưa ra tư vấn hiệu quả hơn, đồng thời giúp sinh viên ý thức và tránh được các loại lỗi, từ đó nâng cao chất lượng KLTN.
Vững lý thuyết, giàu kỹ năng và nhiệt huyết là những tiêu chí chủ chốt trong các bản tin tuyển dụng. Trong sự vận động không ngừng của nền kinh tế, đòi hỏi của thị trường lao động, đặc biệt là thị trường nhân lực chất lượng cao, ngày càng cao. Theo phản ánh của các tổ chức, doanh nghiệp tuyển dụng, tỷ lệ sinh viên mới ra trường có khả năng làm việc được ngay mà không cần đào tạo lại rất hạn chế. Các nhà tuyển dụng mong đợi sinh viên tốt nghiệp không chỉ giỏi kiến thức chuyên môn mà cần có nhiệt huyết và kỹ năng vận dụng.
Ngô (Zea mays L.) có thể chia thành ba dạng trên cơ sở thành phần tinh bột trong nội nhũ là ngô thường (normal corn), ngô nếp (waxy corn) và ngô ngọt (sweet corn). Ngô có hạt rất nhiều màu từ trắng đến đen và có tương quan với hàm lượng của các hợp chất hóa học thực vật trong hạt gồm carotenoids, phenols, anthocyanin tạo màu ở vỏ hạt và lớp ơloron trong nội nhũ. Các hoạt chất này cũng có khả năng chống oxy hoá cao và có tiềm năng hoạt động kháng ung thư, ngăn chặn bệnh tim mạch, chống béo phì, bệnh tiểu đường và khả năng kháng viêm nhiễm. Một trong các dạng của ngô ngọt mang đột biến gen Shrunken2 (Sh2) mã hóa tiểu đơn vị lớn của enzyme ADP-glucose pyrophosphorylase, trong khi của ngô nếp là đột biến đơn gen waxy (Wx) mã hóa enzyme Granule-Bound Starch Synthase 1 cần thiết cho sự tổng hợp amylose. Những cây ngô mang đột biến sh2 được gọi là ngô siêu ngọt duy trì lượng đường cao, có tốc độ tích lũy tinh bột ổn định, thích hợp cho mục đích thu hoạch và vận chuyển trong khoảng thời gian dài.
Sáng 31/8, tại trụ sở Bộ Nông nghiệp và PTNT (NN&PTNT), Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã chủ trì Diễn đàn Kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản. Tham gia diễn đàn trực tuyến có đầu cầu của 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Gà Liên Minh là giống gà bản địa, mang nhiều đặc tính quý, thịt thơm ngon và gắn liền với sự phát triển kinh tế của người dân thôn Liên Minh, xã Trân Châu, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng.
Gà Liên Minh có đặc trưng: da vàng, lớp mỡ dưới da mỏng, ngoại hình gà cao lớn, chân dài. Gà Liên Minh được coi là sản phẩm đặc trưng của đảo Cát Bà. Gà Liên Minh được xếp vào nhóm nguồn gen quí hiếm cần được bảo tồn. Năm 2013, Bộ Khoa học và Công nghệ cho phép Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ Hải Phòng thực hiện nhiệm vụ “Khai thác và phát triển giống gà Liên Minh tại Hải Phòng” nhằm bảo tồn, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn gen giống gà Liên Minh đặc sản (nhiệm vụ quỹ gen cấp nhà nước, mã số NVQG 2013-14). Bên cạnh đó, sở KH&CN Hải Phòng cũng đã hỗ trợ xã Trân Châu tiến hành hoàn thành thủ tục đăng ký nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm gà Liên Minh mà Hội Nông dân xã sẽ làm chủ sở hữu nhãn hiệu này.
Trong những năm qua, công tác giảm nghèo được quan tâm triển khai thực hiện và có sự phối kết hợp của các tổ chức kinh tế - xã hội từ trung ương đến địa phương. Ở Việt Nam, kết quả giảm nghèo đã có những đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương và quốc gia, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số. Việt Nam là một quốc gia đa dạng về tộc người và ngôn ngữ với 54 nhóm dân tộc cùng nhau sinh sống, xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Nước ta có 53 dân tộc thiểu số với 14,119 triệu người, hơn 3,6 triệu hộ, chiếm 14,7% dân số cả nước. Mặc dù đã có nhiều chính sách phát triển đặc thù nhưng tỷ lệ hộ nghèo và kết quả giảm nghèo ở vùng DTTS và miền núi vẫn chưa đạt được như mong đợi. Tỷ lệ hộ nghèo các dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao trong tổng số hộ nghèo của cả nước và có sự chênh lệch giữa các nhóm dân tộc thiểu số, và theo vùng sinh thái. Vì vậy việc phát triển kinh tế, xã hội ở các vùng DTTS và miền núi có ý nghĩa quyết định trong việc duy trì sự ổn định xã hội và đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Việt Nam. Nhận thức được vấn đề này, Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm phát triển kinh tế, xã hội vùng DTTS và miền núi. Một số chính sách đặc thù cho phát triển kinh tế, xã hội cho vùng DTTS và miền núi có thể kể đến như Chương trình định canh định cư, Chương trình 135, Chương trình 30a. Đặc biệt, Chính phủ đã thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững (giai đoạn 2012-2015 và giai đoạn 2016-2020) nhằm mục đích tăng thu nhập, giảm tỷ lệ nghèo và tăng khả năng tiếp cận với các dịch vụ cơ bản đối với nhóm DTTS.
Thổ sâm (Talinum paniculatum (Jacq.) Gaertn.) và Thổ sâm ba cạnh (Talinum triangulare (Jacq.) Willd.) đều thuộc họ Sâm mùng tơi (Talinaceae). Hai loài này thường bị nhầm lẫn khi thu hái hoặc gieo trồng và đều được gọi là Thổ sâm, Sâm đất, Thổ sâm Cao Ly. Thổ sâm ba cạnh mọc hoang hoặc trồng trong vườn nhà làm rau ăn, còn Thổ sâm thường được trồng làm thuốc. Thành phần hóa học chính trong rễ của cây Thổ sâm tương tự với Nhân sâm Trung Quốc và Hàn Quốc (Catthareeya và cs., 2013) vì vậy mà được mệnh danh là sâm cho người nghèo. Được sự tài trợ kinh phí thông qua đề tài cấp Học viện, nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm hình thái và vi phẫu để phân biệt hai loài có họ hàng gần gũi dễ bị nhầm lẫn này.
Nghề nuôi tôm chân trắng đã trở thành một nghề đem lại nguồn thu nhập cho người dân ven biển khu vực miền Bắc, sau khi đối tượng này được cho phép nuôi ở Việt Nam. Theo quy hoạch của các tỉnh miền Bắc, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng sẽ không tăng sau năm 2030, trong khi mục tiêu sản lượng vẫn tăng. Đây là thách thức lớn đối với khu vực miền Bắc, đòi hỏi sự chuyển đổi hình thức nuôi sang thâm canh và quy trình công nghệ nuôi mới, tăng cả số vụ nuôi lẫn năng suất nuôi một cách bền vững. Một trong những giải pháp đang được Khoa Thủy sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam nghiên cứu và thử nghiệm là ương nuôi tôm trong nhà (ISPS).
Tảo có vai trò vô cùng quan trọng trong chuỗi thức ăn, tạo dưỡng khí và là nhóm sinh vật chỉ thị của hệ sinh thái thuỷ vực. Việc tìm hiểu và nghiên cứu về vi tảo đóng vai trò quan trọng, có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao năng suất cá tôm của các loại hình vực nước và các hình thức nuôi từ quảng canh cho đến thâm canh. Nhằm góp phần tạo cơ sở dữ liệu về vi tảo, đánh giá vai trò của các loài, sự biến động thành phần loài chính yếu trong hệ thống ao nuôi của khoa Thủy sản, nhóm nghiên cứu chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu biến động thành phần loài tảo nước ngọt trong hệ ao nuôi trồng thủy sản tại khoa Thủy sản - Học viện Nông nghiệp Việt Nam”
Cá trê phi được nuôi rất phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới. Cá trê phi là một trong những loài cá nước ngọt bản địa rất có giá trị kinh tế. Ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, đây là một trong những đối tượng quan trọng và được nuôi phổ biến (Dương Nhựt Long, 2006). Ở miền bắc, trong những năm gần đây cá trê phi được nuôi nhiều ở các tỉnh như Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh... Cá trê phi được nuôi bằng các mô hình quảng canh, bán thâm canh và thâm canh, trong đó sản lượng được cung cấp chủ yếu từ mô hình thâm canh. Trong mô hình nuôi thâm canh cá trê phi thì chi phí thức ăn chiếm khoảng 80% chi phí sản xuất.
Hoàng cầm là thực vật thân thảo sống lâu năm, có nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học như baicalin, flavonoid, wogonosid, wogonin, aglycones baicalein có tác dụng chống ung thư, bảo vệ gan, kháng khuẩn, kháng virus, chống oxy hóa, chống co giật và có tác dụng bảo vệ thần kinh. Thêm vào đó, Hoàng cầm cũng được sử dụng trong điều trị nhiều loại bệnh khác nhau như kiết lị, tiêu chảy, cao huyết áp, xuất huyết, mất ngủ, viêm, nhiễm trùng đường hô hấp. Trong giai đoạn từ 1969-1977, Viện Dược liệu đã thực hiện một số công trình nghiên cứu nhằm di thực Hoàng cầm về trồng ở một số vùng có khí hậu mát ở nước ta. Tuy nhiên, do Hoàng cầm sinh trưởng và phát triển chậm nên cho đến nay vẫn chưa phát triển được vùng trồng. Chính vì vậy, nguồn dược liệu Hoàng cầm vẫn phải nhập nội từ Trung Quốc.
Cây hoa sen (Nelumbo nucifera Gaertn.) là một loại thực vật thủy sinh được trồng ở khắp nơi trên thế giới. Sen có giá trị quan trọng không những về dinh dưỡng, cảnh quan, dược liệu mà còn có giá trị đặc biệt về tâm linh và tôn giáo.
Sen Hồ Tây còn được gọi là sen Bách Diệp có đặc trưng là cánh hoa kép, màu hồng, hương thơm đặc biệt và được coi là một đặc sản, một phần của văn hóa của Thủ đô Hà Nội. Theo quyết định số 4924/QĐ-UBND ban hành ngày 24 tháng 9 năm 2014 của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội, sen Hồ Tây được xếp vào nhóm nguồn gen đặc sản, quí hiếm cần được bảo tồn. Năm 2017, Các nhà khoa học của Trung tâm tài nguyên thực vật đã nghiên cứu và đưa ra một số đặc điểm hình thái đặc trưng để nhận biết giống sen Hồ Tây.
Làn sóng đại dịch SAR-COVID19 lần thứ 4 với biến thể Delta đã bùng phát trên thế giới trong thời gian qua, đặc biệt để lại những hậu quả nặng nề cho các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Cùng với chiến lược Tiêm chủng quốc gia diện rộng, thực hiện triệt để quy tắc 5K và hàng loạt các biện pháp tối ưu, liên hoàn trong phòng, chống dịch bệnh nên đã phần nào kiểm soát được tình hình dịch bệnh.
Thị trường trái cây tại Việt Nam hiện rất phong phú về chủng loại trong nước cũng như nhập khẩu. Chuối là một loại quả gần gũi và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Chuối được trồng ở ít nhất 107 quốc gia. Việt Nam nằm trong top 15 nước có sản lượng chuối lớn nhất thế giới. Quả chuối trồng tại Việt Nam vẫn đang chiếm tỉ lệ tiêu thụ cao trên tổng lượng tiêu thụ trái cây tính theo đầu người hàng năm. Do thuộc loại quả có hô hấp đột biến nên mặc dù thu hoạch lúc còn xanh nhưng thời gian chín của chuối xảy ra rất nhanh, đặc biệt trong điều kiện nhiệt độ môi trường cao. Mặt khác, ngay sau khi chín, chất lượng dinh dưỡng và chất lượng cảm quan của quả giảm đi rất nhanh. Thời gian bảo quản và thu hoạch quả chuối ngắn là nguyên nhân chủ yếu làm tăng mức độ tổn thất, giảm khả năng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Lúa gạo là loại cây trồng chính của Việt Nam. Với một lượng rơm rạ khổng lồ sau thu hoạch, người nông dân đã chọn biện pháp đốt rơm rạ ngay tại đồng ruộng để giải phóng mặt bằng chuẩn bị cho mùa vụ tiếp theo. Việc chất rơm thành đống rồi đốt cháy âm ỉ gây ô nhiễm môi trường không khí trên diện rộng, gây nên các loại bệnh tật liên quan đến hô hấp, ảnh hưởng tới sức khoẻ người dân. Ngoài các khí góp phần vào việc gây hiệu ứng nhà kính, làm biến đổi khí hậu như CO2, CH4, NOx thì khói đốt rơm còn chứa một lượng các hợp chất hữu cơ có tính độc cao như các hydrocarbon thơm đa vòng (Polycyclic aromatic hydrocarbon, PAHs) và các dẫn xuất của nó (Nitro-polycyclic aromatic hydrocarbon, NPAHs). Vì vậy việc xác định hệ số phát thải của các chất ô nhiễm độc hại từ đốt rơm rạ, và đánh giá ảnh hưởng của nó lên chất lượng môi trường không khí là một nghiên cứu cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn trong bối cảnh hiện nay.
Nghiên cứu khoa học từ lâu đã được coi là sức sống của trường đại học. Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam luôn giữ vững phương châm đó thông qua việc thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên một cách sôi nổi. Trong bối cảnh đại dịch Covid 19 với những diễn biến phức tạp, việc triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học cho sinh viên vẫn được các giảng viên trong Khoa thúc đẩy với sự tham gia tích cực của các nhóm sinh viên.
Thực hiện trách nhiệm xã hội của cơ sở Giáo dục và nghiên cứu khoa học trên địa bàn thành phố và chương trình công tác của Đại biểu Quốc Hội, ngày 7/7/2021, đoàn Học viện Nông nghiệp Việt Nam do GS.TS. Nguyễn Thị Lan – Bí thư đảng ủy, Giám đốc Học viện, Đại biểu Quốc Hội khóa XV chủ trì đã có buổi làm việc với UBND Huyện Quốc Oai về việc hỗ trợ xây dựng đề án “Phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Quốc Oai, theo hướng đô thị sinh thái giai đoạn 2021 – 2025 và tầm nhìn 2030”. Tham gia buổi làm việc về phía UBND huyện có đồng chí Nguyễn Trường Sơn – Chủ tịch UBND huyện và đại diện các phòng ban trong huyện.
Phân tích môi trường là một năng lực quan trọng đối với các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực môi trường. Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017 là một tiêu chuẩn được sử dụng bởi các phòng thử nghiệm. Đáp ứng theo tiêu chuẩn ISO được xem là một chuẩn mực trong hoạt động đánh giá, công nhận với hoạt động của các phòng thử nghiệm. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực môi trường nói chung và chuyên ngành công nghệ kỹ thuật môi trường, công nghệ kỹ thuật hóa học nói riêng, Phòng thí nghiệm Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã hoàn thành đánh giá đạt chuẩn ISO/IEC 17025:2017.
Phòng thí nghiệm Môi trường được thành lập theo Quyết định số 1791/QĐ-HVN ngày 05 tháng 6 năm 2020 của Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Phòng thí nghiệm là một đơn vị trực thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, có chức năng phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực môi trường.
Vị trí pháp lý
Viện Nghiên cứu Tăng trưởng xanh (AGG) được thành lập theo QĐ số ……là một hoạt động nhằm hiện thực hoá chiến lược dài hạn của Học viện: Phát triển bền vững toàn diện và gắn liền bảo vệ môi trường; Nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên trong nông nghiệp, khai thác các sản phẩm tự nhiên ứng dụng trong bảo vệ sức khoẻ con người bảo vệ môi trường.
Viện Nghiên cứu Tăng trưởng xanh có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ.
Thuộc khuôn khổ Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020 do Bộ Công Thương chủ trì, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã thực hiện thành công đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ vi sinh để giảm hàm lượng histamine trong nước mắm truyền thống”.
TS. Trần Thị Thu Hằng - Chủ nhiệm đề tài - cho biết: Là một mặt hàng chính của ngành thủy sản nước ta, việc sản xuất nước mắm tiêu thụ khoảng 40-60% tổng số cá đánh bắt được, và được thực hiện ở nhiều tỉnh, thành phố ven biển trên cả nước. Theo số liệu thống kê, Việt Nam và Thái Lan là hai quốc gia sản xuất nước mắm lớn nhất thế giới.