Tạo công nghệ và sản phẩm mới cho tái cơ cấu nông nghiệp

Tạo công nghệ và sản phẩm mới cho tái cơ cấu nông nghiệp

  •   19/05/2022 09:14:41 AM
  •   Đã xem: 626
  •   Phản hồi: 0

Học viện Nông nghiệp Việt Nam tập trung vào sản phẩm có tính ứng dụng cao

  •   19/05/2022 09:08:47 AM
  •   Đã xem: 613
  •   Phản hồi: 0

"Khoa học và Công nghệ là sức sống của trường đại học"

"Khoa học và Công nghệ là sức sống của trường đại học"

  •   19/05/2022 09:06:00 AM
  •   Đã xem: 475
  •   Phản hồi: 0

Học viện Nông nghiệp Việt Nam: Đột phá từ hoạt động nghiên cứu khoa học

Học viện Nông nghiệp Việt Nam: Đột phá từ hoạt động nghiên cứu khoa học

  •   19/05/2022 09:00:20 AM
  •   Đã xem: 494
  •   Phản hồi: 0

Phân lập và xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh bại huyết trên vịt (Riemerella anatipestifer) tại huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định

Phân lập và xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh bại huyết trên vịt (Riemerella anatipestifer) tại huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định

  •   10/05/2022 09:57:32 AM
  •   Đã xem: 1814
  •   Phản hồi: 0

Kết quả phân lập 90 mẫu bệnh phẩm thu thập được tại thực địa theo các nhóm tuổi khác nhau cho thấy: có 45 mẫu cho khuẩn lạc nghi ngờ; trong đó nhóm vịt từ 1 đến 3 tuần chiếm tỷ lệ cao nhất (khoảng 53,57%); tiếp đến là nhóm vịt từ 3-4 tuần tuổi chiếm khoảng 50,00%; vịt trên 4 tuần tuổi có tỷ lệ dương tính thâp nhất, chiếm khoảng 43,75%. Tuy nhiên, sự sai khác trên không có ý nghĩa thống kê (P >0,05). Theo Sandhu (2008) vịt từ 1 đến 8 tuần tuổi rất mẫn cảm với mầm bệnh; vịt dưới 5 tuần tuổi thường chết trong vòng 1 đến 2 tuần sau khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng.

Tập huấn viết báo khoa học trong nghiên cứu nông nghiệp - Scientific writing in agricultural research

Tập huấn viết báo khoa học trong nghiên cứu nông nghiệp - Scientific writing in agricultural research

  •   31/03/2022 05:25:18 PM
  •   Đã xem: 503
  •   Phản hồi: 0

Kỹ năng viết bài báo khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học và công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí có uy tín. Để nâng cao kỹ năng này cho các cán bộ giảng viên, nhà khoa học Học viện, trong khuôn khổ dự án WB, ngày 30/3/2022, Ban Khoa học và Công nghệ tổ chức lớp tập huấn: “Viết khoa học trong nghiên cứu nông nghiệp - Scientific writing in agricultural research” do Tiến sĩ Sabine Stuerz, chuyên gia từ Đức giảng dạy. Buổi tập huấn được tổ chức trên nền tảng zoom với sự tham gia của hơn 50 cán bộ giảng viên, nghiên cứu viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Ảnh hưởng của mặn và nấm rễ cộng sinh đến sinh trưởng, sinh lý và hàm lượng hoạt chất cây thổ sâm cao ly

Ảnh hưởng của mặn và nấm rễ cộng sinh đến sinh trưởng, sinh lý và hàm lượng hoạt chất cây thổ sâm cao ly

  •   31/03/2022 05:18:57 PM
  •   Đã xem: 880
  •   Phản hồi: 0

Việt Nam là nơi có điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp cho sinh trưởng, phát triển của nhiều loại cây thuốc quý. Thổ sâm cao ly (Talinum Paniculatum (Jacq.)) hay còn gọi là sâm mùng tơi, đông dương sâm, sâm thảo, giả nhân sâm, thổ nhân sâm… là một cây thuốc quý được biết đến từ lâu trong nhiều bài thuốc. Thổ sâm cao ly có rất nhiều tác dụng trong y học. Theo y học cổ truyền, có tác dụng bổ sung ích khí, nhuận phế sinh tân. Mát huyết, tiêu sưng, kiện tỳ, điều kinh, chữa các bệnh về gan thận, chống viêm, hạ cholesterol máu, thuốc bổ, lợi sữa... Những nghiên cứu gần đây trên thế giới chỉ ra rằng những hoạt chất trong thổ sâm có hoạt động estrogen, kháng khuẩn, kháng nấm và chống ung thư.

Giám sát và cảnh báo tự động một số thông số môi trường trong các ao nuôi tôm

Giám sát và cảnh báo tự động một số thông số môi trường trong các ao nuôi tôm

  •   28/10/2021 09:37:33 AM
  •   Đã xem: 1296
  •   Phản hồi: 0

Hiện nay, tôm là một trong bốn sản phẩm xuất khẩu chủ lực của nước ta. Để nuôi tôm thành công, cần đảm bảo hàng loạt chỉ tiêu chất lượng nước như: nồng độ oxy hòa tan DO, độ pH, độ mặn, nhiệt độ, NH3,  H2S, độ kiềm, nồng độ khoáng chất, mật độ tảo,…phải nằm trong ngưỡng cho phép. Chỉ cần một trong số những chỉ tiêu trên đây vượt quá khỏi ngưỡng thì tôm sẽ bị ảnh hưởng, chậm lớn, giảm sức đề kháng, nhiễm bệnh và chết. Do vậy, việc kiểm soát các chỉ tiêu chất lượng nước để kịp thời xử lý nhằm đảm bảo chúng nằm trong ngưỡng cho phép là hết sức quan trọng.

Nghiên cứu này thực hiện thiết kế, thử nghiệm một hệ thống tự động giám sát và cảnh báo một số thông số môi trường cho 03 ao nuôi tôm bằng phương pháp lấy mẫu từ các ao, đưa về một trạm đo duy nhất (hình 1).

Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đến thăm và làm việc tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đến thăm và làm việc tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam

  •   18/10/2021 09:31:41 AM
  •   Đã xem: 1135
  •   Phản hồi: 0

Chiều ngày 12/10/2021, GS.TS. Nguyễn Thị Lan - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã chủ trì buổi tiếp và làm việc với bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia và đoàn chuyên gia cấp cao của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, gồm bà Steiffi Stallmeister - Giám đốc Điều hành World Bank, các chuyên gia cao cấp về Giáo dục, Kinh tế, Nông nghiệp cùng Chủ nhiệm và Đồng Chủ nhiệm Dự án “Nâng cao chất lượng giáo dục đại học” (SAHEP).Tham dự buổi làm việc còn có GS.TS. Trần Đức Viên – Chủ tịch Hội đồng Học viện, TS. Cao Đức Phát - Phó Chủ tịch Hội đồng Học viện, các thành viên Ban Giám đốc và trưởng các khoa, đơn vị liên quan.

Tọa đàm thu thập ý kiến của chuyên gia phục vụ tổng kết Nghị Quyết 26-NQ/TW “Đổi mới thể chế, chính sách thúc đẩy nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ trong nông nghiệp”

Tọa đàm thu thập ý kiến của chuyên gia phục vụ tổng kết Nghị Quyết 26-NQ/TW “Đổi mới thể chế, chính sách thúc đẩy nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ trong nông nghiệp”

  •   29/09/2021 02:45:00 PM
  •   Đã xem: 1021
  •   Phản hồi: 0

Ngày 22 tháng 9 năm 2021, Ban Kinh tế Trung ương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng với Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Khoa Kinh tế và PTNT tổ chức buổi Tọa đàm trực tuyến nhằm thu thập ý kiến góp ý của các chuyên gia cho chuyên đề “Đổi mới thể chế, chính sách thúc đẩy nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ trong nông nghiệp” phục vụ tổng kết Nghị Quyết 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân và nông thôn và xây dựng Nghị quyết Tam nông mới. Chủ trì buổi Tọa đàm là TS. Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành trung ương Đảng, nguyên Phó trưởng Ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương. Đại biểu tham gia có ông Nguyễn Văn Tiến, Vụ trưởng vụ NN&PTNT, Bộ NN&PTNT, GS.TS. Trần Đức Viên, Phụ trách Hội đồng Học viện, PGS.TS. Phạm Bảo Dương, Phó giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cùng nhiều chuyên gia là các giáo sư, tiến sỹ, các nhà khoa học, và các cán bộ quản lý ở các trường đại học, viện nghiên cứu và cơ quan Bộ ngành trong lĩnh vực khoa học công nghệ và nông nghiệp, nông thôn.

Seminar “Analysis of translation errors- Phân tích các lỗi biên dịch”

Seminar “Analysis of translation errors- Phân tích các lỗi biên dịch”

  •   21/09/2021 03:39:46 PM
  •   Đã xem: 2591
  •   Phản hồi: 0

Ngày 15/9/2021, nhóm nghiên cứu mạnh Ngôn ngữ học ứng dụng Tiếng Anh – khoa Sư phạm và ngoại ngữ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức seminar trực tuyến với chủ đề “Analysis of translation errors- Phân tích các lỗi biên dịch” do ThS. Trần Thanh Phương – Bộ môn Tiếng Anh chuyên nghiệp trình bày.
Theo Howatt (1984), dịch thuật luôn được xem là một thành tố quan trọng hàng đầu trong quá trình dạy ngôn ngữ. Biçer (2002) cũng nhấn mạnh sự cần thiết của dịch thuật đối với sinh viên ngôn ngữ và sinh viên chuyên ngành dịch. Trong chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, môn Biên dịch được coi là một môn học cơ bản và bắt buộc cho sinh viên năm thứ 2 chuyên ngành ngôn ngữ Anh. Đối với sinh viên, môn biên dịch không mang tính chất đào tạo chuyên sâu về kĩ năng dịch thuật mà chủ yếu hướng đến việc củng cố kiến thức ngữ pháp và từ vựng, bên cạnh đó, cung cấp những kĩ năng cơ sở về dịch thuật thông qua các bài tập thực hành theo từng chủ đề. Sang năm thứ ba, sinh viên được bổ trợ và nâng cao kỹ năng qua môn dịch nữa là Biên dịch nâng cao. Đối với môn học này, sinh viên được học các chiến lược dịch với từng chủ điểm ngữ pháp và thực hành nhiều bài tập với các chiến lược dịch đó.

Quản lý cỏ dại bằng biện pháp phi hoá học - Hướng đi cần thiết trong sản xuất nông nghiệp bền vững

Quản lý cỏ dại bằng biện pháp phi hoá học - Hướng đi cần thiết trong sản xuất nông nghiệp bền vững

  •   14/09/2021 09:53:55 AM
  •   Đã xem: 1947
  •   Phản hồi: 0

Bên cạnh sâu bệnh hại, cỏ dại là đối tượng phải được phòng trừ bởi thiệt hại do cỏ dại gây ra trong sản xuất nông nghiệp là rất lớn. Rất nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, lượng lương thực mất đi từ cỏ dại gây ra hàng năm có thể nuôi sống 1 tỷ người. Để kiểm soát cỏ dại trong sản xuất nông nghiệp, người dân thường sử dụng biện pháp hoá học bởi hiệu quả cao và phòng trừ nhanh. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc trừ cỏ không tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng đã làm mất cân bằng hệ sinh thái, gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, sản phẩm nông nghiệp không an toàn dẫn đến ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Vì vậy, để quản lý cỏ dại mà không cần dùng thuốc trừ cỏ trong sản xuất nông nghiệp, biện pháp canh tác đóng vai trò quan trọng trong sản xuất rau an toàn, rau hữu cơ.

Ngô rau hay còn gọi là ngô bao tử là loại rau tươi cao cấp, được thị trường Việt Nam và quốc tế rất ưa chuộng do bắp non có hàm lượng dinh dưỡng cao như protein, chất khoáng, vitamin A, vitamin C, sắt,…Ngô bao tử được coi là nguồn rau an toàn do được thu hoạch sớm, ít bị sâu bệnh phá hoại nhưng lại bị cỏ dại cạnh tranh các yếu tố sinh trưởng như ánh sáng, nước, dinh dưỡng và không gian sống đặc biệt ở giai đoạn đầu. Rất nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, cỏ dại gây thiệt hại đến năng suất cây ngô là rất lớn, thậm chí làm mất năng suất ngô. Vì vậy, để hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững nói chung và sản xuất ngô rau an toàn nói riêng, việc xác định các biện pháp kỹ thuật canh tác vừa có tác dụng quản lý cỏ dại, vừa nâng cao năng suất, chất lượng cây ngô rau là rất cần thiết.

Seminar “Một số lỗi thường gặp trong báo cáo khóa luận của sinh viên Ngôn ngữ Anh k62 và cách khắc phục”

Seminar “Một số lỗi thường gặp trong báo cáo khóa luận của sinh viên Ngôn ngữ Anh k62 và cách khắc phục”

  •   13/09/2021 09:21:53 AM
  •   Đã xem: 1037
  •   Phản hồi: 0

Ngày 25/8/2021, vừa qua nhóm nghiên cứu mạnh Ngôn ngữ học ứng dụng Tiếng Anh – khoa Sư phạm và Ngoại ngữ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức seminar với chủ đề “Một số lỗi thường gặp trong báo cáo khóa luận của sinh viên Ngôn ngữ Anh k62 và cách khắc phục” do thạc sỹ Phạm Hương Lan – Bộ môn Tiếng Anh cơ bản trình bày.

Khóa luận tốt nghiệp (KLTN) là bản báo cáo bằng văn bản về nghiên cứu được thực hiện nhằm hoàn thành một phần chương trình Cử nhân. Đây được coi như kì thi của sinh viên năm cuối trước khi tốt nghiệp nhận bằng. Không chỉ là nơi đúc kết lại các kỹ năng và kiến thức được học của sinh viên trong suốt quá trình ngồi trên ghế nhà trường, giúp các giảng viên đánh giá trình độ và khả năng tiếp thu của sinh viên một cách khách quan, chính xác, KLTN còn cho phép sinh viên tìm hiểu các lĩnh vực cụ thể hoặc vấn đề cụ thể một cách chi tiết, đồng thời tạo cơ hội cho sinh viên phát triển và vận dụng khả năng tư duy độc lập và kỹ năng ngôn ngữ của mình. Ngoài việc nhận biết năng lực của sinh viên để đưa ra quyết định cho điểm, xếp loại sinh viên một cách chính xác và công bằng thì yêu cầu sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp còn có mục đích tạo điều kiện cho sinh viên có điều kiện và cơ hội nâng cao các khối kiến thức và kỹ năng đã được trang bị tại trường và phát huy sở trường của mình trong công trình nghiên cứu khoa học. Vì vậy việc tìm hiểu về các lỗi trong KLTN có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác hướng dẫn và thực hiện KLTN, giúp giáo viên hướng dẫn đưa ra tư vấn hiệu quả hơn, đồng thời giúp sinh viên ý thức và tránh được các loại lỗi, từ đó nâng cao chất lượng KLTN.

Gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, đáp ứng chuẩn đầu ra các ngành đào tạo của Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn

Gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, đáp ứng chuẩn đầu ra các ngành đào tạo của Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn

  •   08/09/2021 03:29:13 PM
  •   Đã xem: 673
  •   Phản hồi: 0

Vững lý thuyết, giàu kỹ năng và nhiệt huyết là những tiêu chí chủ chốt trong các bản tin tuyển dụng. Trong sự vận động không ngừng của nền kinh tế, đòi hỏi của thị trường lao động, đặc biệt là thị trường nhân lực chất lượng cao, ngày càng cao. Theo phản ánh của các tổ chức, doanh nghiệp tuyển dụng, tỷ lệ sinh viên mới ra trường có khả năng làm việc được ngay mà không cần đào tạo lại rất hạn chế. Các nhà tuyển dụng mong đợi sinh viên tốt nghiệp không chỉ giỏi kiến thức chuyên môn mà cần có nhiệt huyết và kỹ năng vận dụng.

Đánh giá khả năng kết hợp của các dòng thuần ngô nếp tím và ngô ngọt

Đánh giá khả năng kết hợp của các dòng thuần ngô nếp tím và ngô ngọt

  •   08/09/2021 03:03:42 PM
  •   Đã xem: 2706
  •   Phản hồi: 0

Ngô (Zea mays L.) có thể chia thành ba dạng trên cơ sở thành phần tinh bột trong nội nhũ là ngô thường (normal corn), ngô nếp (waxy corn) và ngô ngọt (sweet corn). Ngô có hạt rất nhiều màu từ trắng đến đen và có tương quan với hàm lượng của các hợp chất hóa học thực vật trong hạt gồm carotenoids, phenols, anthocyanin tạo màu ở vỏ hạt và lớp ơloron trong nội nhũ. Các hoạt chất này cũng có khả năng chống oxy hoá cao và có tiềm năng hoạt động kháng ung thư, ngăn chặn bệnh tim mạch, chống béo phì, bệnh tiểu đường và khả năng kháng viêm nhiễm. Một trong các dạng của ngô ngọt mang đột biến gen Shrunken2 (Sh2) mã hóa tiểu đơn vị lớn của enzyme ADP-glucose pyrophosphorylase, trong khi của ngô nếp là đột biến đơn gen waxy (Wx) mã hóa enzyme Granule-Bound Starch Synthase 1 cần thiết cho sự tổng hợp amylose. Những cây ngô mang đột biến sh2 được gọi là ngô siêu ngọt duy trì lượng đường cao, có tốc độ tích lũy tinh bột ổn định, thích hợp cho mục đích thu hoạch và vận chuyển trong khoảng thời gian dài.

 

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Kết nối nông sản là kết nối được con người

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Kết nối nông sản là kết nối được con người

  •   06/09/2021 08:21:08 AM
  •   Đã xem: 615
  •   Phản hồi: 0

Sáng 31/8, tại trụ sở Bộ Nông nghiệp và PTNT (NN&PTNT), Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã chủ trì Diễn đàn Kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản. Tham gia diễn đàn trực tuyến có đầu cầu của 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.


Các tin khác

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập12
  • Hôm nay1,272
  • Tháng hiện tại50,626
  • Tổng lượt truy cập5,180,036
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây