Phụ nữ trong kinh doanh: Nghiên cứu so sánh về tinh thần khởi nghiệp của phụ nữ ở Moldova, Thái Lan và Việt Nam

Thứ ba - 14/05/2024 15:14

Sáng ngày 10/05/2024, Nhóm nghiên cứu Cấu trúc xã hội nông thôn đã thực hiện Seminar chuyên gia với chủ đề: Women in Bussiness: Comparative Study of Women Entrepreneurship in Moldova, Thailand and Vietnam (Phụ nữ trong kinh doanh: Nghiên cứu so sánh về tinh thần khởi nghiệp của phụ nữ ở Moldova, Thái Lan và Việt Nam) do các chuyên gia: Victoria Lungu; Daniela Lungu; Sorin Golovatic, Trung tâm nghiên cứu giới (Gender Centru)- Moldova; Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Khuê, Bộ môn Xã hội học, Khoa Khoa học xã hội Học viện Nông nghiệp Việt Nam trình bày.

Tham dự buổi Seminar có Ths. Nguyễn Thị Thu Hà, Phó trưởng khoa Khoa học Xã hội, PGS.TS. Nguyễn Thị Diễn, Trưởng nhóm nghiên cứu Cấu trúc Xã hội nông thôn cùng với các giảng viên là thành viên của nhóm nghiên cứu tham dự. Thông qua các nghiên cứu cho thấy: phụ nữ mang lại sự đóng góp to lớn cho nền kinh tế và xã hội nói chung của Moldova, Thái Lan và Việt Nam. Họ tham gia vào rất nhiều các lĩnh vực và có những đóng góp to lớn cho quốc gia, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. 

Trong chính sách pháp luật của Moldova và Việt Nam thì đều thấy được sự công bằng và bình đẳng giữa nam và nữ. Tuy nhiên, ở Moldova, phụ nữ phải đối mặt với những rào cản làm hạn chế khả năng lựa chọn việc làm và dẫn đến sự bất bình đẳng trên thị trường lao động như: Phụ nữ chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ kinh doanh, thương mại; Tiền lương của phụ nữ luôn thấp hơn nam giới đặc biệt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng (phụ nữ chỉ có thu nhập bằng 44,6% của nam giới); Phụ nữ có con gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm…

Những khó khăn mà phụ nữ Moldova, Thái Lan và Việt Nam gặp phải trong khởi nghiệp, kinh doanh thường là: quy mô doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ: nhỏ, siêu nhỏ và có quy mô trung bình thấp hơn các doanh nghiệp nam khác; rào cản về nguồn lực (tín dụng, hạn chế công nghệ, ngoại ngữ, các kỹ năng quản trị kinh doanh….); các rào cản về định kiến xã hội; cân bằng công việc – gia đình… Đặc biệt, phụ nữ phải gắn trách nhiệm đối với gia đình là chủ yếu chứ không phải là sự nghiệp. Sự khó khăn và phức tạp của khởi nghiệp tăng lên thì tỷ lệ ly hôn hoặc không thể kết hôn cũng sẽ tăng lên.

Trên cơ sở những nghiên cứu, các chuyên gia đưa ra một số khuyến nghị: hoàn thiện chính sách và pháp luật để thúc đẩy phụ nữ khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ; cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh cải thiện ở những khía cạnh bất cập nhất: Cải cách thủ tục hành chính, giảm gánh nặng chi phí tuân thủ, Tăng cường công khai, minh bạch, tạo môi trường bình đẳng; Có những khuyến khích hòa hợp giữa cuộc sống gia đình với cuộc sống nghề nghiệp; Xem xét loại bỏ những tôn vinh gây định kiến giới và gánh nặng vai trò giới đối với doanh nhân nữ; Mở rộng các dịch vụ hỗ trợ xã hội (trẻ em, người già…).

Một số hình ảnh tại buổi seminar chuyên gia nhóm Cấu trúc xã hội nông thôn Khoa Khoa học Xã hội:

 Các chuyên gia đang trình bày vấn đề nghiên cứu
 Thành viên của nhóm nghiên cứu đang thảo luận cùng các chuyên gia
 Các thành viên tham dự Seminar chụp ảnh lưu niệm

Kết thúc buổi seminar, PGS TS Nguyễn Thị Diễn đã thay mặt nhóm nghiên cứu Cấu trúc xã hội Nông thôn – Học viện Nông nghiệp Việt Nam gửi lời cảm ơn đến các chuyên gia Victoria Lungu; Daniela Lungu; Sorin Golovatic, Trung tâm Nghiên cứu giới (Gender Centru)- Moldova. Bên cạnh đó PGS TS Nguyễn Thị Diễn cũng nhấn mạnh sự tăng cường trao đổi nghiên cứu khoa học của các chuyên gia với nhóm nghiên cứu cũng như Học viện Nông nghiệp Việt Nam trong những năm tiếp theo.

Vũ Thị Thu Hà- BM Khoa học chính trị, Khoa Khoa học Xã hội

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập20
  • Hôm nay1,072
  • Tháng hiện tại47,478
  • Tổng lượt truy cập5,176,888
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây