Hoạt động khoa học công nghệ vì Hoàng Sa, Trường Sa thân yêu

Thứ bảy - 07/05/2016 08:34
 Hưởng ứng phong trào “Vì Biển đảo quê hương” và chương trình “Ủng hộ Hoàng Sa, Trường Sa”, cùng với các hoạt động ủng hộ của cán bộ, sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam, các nhà khoa học của Học viện đã và đang tích cực nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật có thể áp dụng tại Trường Sa.

Tiếp tục nghiên cứu tiến bộ kỹ thuật cho Trường Sa, Hoàng Sa

Không dưới một lần, trong các buổi giao ban Khoa học và Công nghệ, PGS.TS. Nguyễn Thị Lan đã nói “Mỗi một giải pháp ứng dụng ở Trường Sa, sẽ là món quà vô giá, là nguồn động viên tinh thần lớn lao đối với cán bộ, chiến sĩ đang ngày đêm chịu đựng khó khăn, gian khổ để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc” và với tinh thần tất cả vì Trường Sa thân yêu, PGS.TS Lan cho rằng “Không như đất liền, mỗi kỹ thuật, vật tư vận chuyển ra đảo sẽ gặp nhiều khó khăn, do vậy chúng ta không nên thí nghiệm tại đảo, các kỹ thuật, giải pháp đề xuất cần nghiên cứu kỹ lưỡng, hạn chế tối đa các khuyết điểm trước khi chuyển giao ra đảo sử dụng”.

Những kết quả ban đầu

Tham gia dự án “Sản xuất thử nghiệm một số cây trồng, vật nuôi ở quần đảo Trường Sa” do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam chủ trì, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tiến hành các nội dung: Tập huấn kỹ thuật phòng chống một số bệnh thông thường và xử lý chất thải chăn nuôi trên đảo và chuyển giao, hỗ trợ tủ thuốc thú y cho đảo Trường Sa lớn.

Đoàn các nhà khoa học Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, điều tra,

đánh giá thực trạng chăn nuôi tại các đảo thuộc quần đào Trường Sa

Nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật sử dụng đất nhân tạo và sử dụng dung dịch dinh dưỡng hữu cơ để phát triển rau xanh trên đảo. Sản phẩm đã được nghiên cứu và thử nghiệm để thích hợp với môi trường biển đảo như có khả năng giữ ẩm tốt, giảm lượng nước tưới, thời gian sử dụng dài, chịu được môi trường có độ mặn cao.

Nghiên cứu đất nhân tạo, dinh dưỡng hữu cơ và trao tặng cho chiến sĩ đảo Trường Sa

Các hoạt động khoa học và công nghệ của Học viện tại đảo Trường Sa đã nhận được sự khen ngợi của cán bộ và chiến sỹ trên đảo, như trong thư của Chỉ huy trưởng Thượng tá Phạm Văn Hòa viết: “Năm 2014, đào Trường sa đã có bước chuyển mình rõ rệt về công tác trồng trọt và chăn nuôi, rau xanh và đàn gia súc, gia cầm ngày một nhiều hơn cả về số lượng và chất lượng... có được kết quả đó là nhờ sự quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ, đầu tư, ủng hộ của Khoa Thú y – Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Đặc biệt, cá nhân PGS.TS Nguyễn Thị Lan và PGS.TS Nguyễn Văn Thanh, những người đã trực tiếp dành thời gian tư vấn cho cán bộ chiến sỹ trên đảo...”.

Kế tiếp những kết quả đạt được, dưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc Học viện, hiện nay, các nhà khoa học của Học viện đã và đang tiến hành một số nghiên cứu tạo ra các sản phẩm khoa học công nghệ phù hợp với điều kiện ở Huyện đảo Trường Sa nói riêng và vùng biển đảo của đất nước nói chung như công nghệ sản xuất giá thể trồng rau từ nguồn vật liệu sẵn có từ cát và chất hữu cơ bồi tụ tại đảo để góp phần chủ động trong việc trồng rau xanh, công nghệ và hệ thống thiết bị xử lý chất thải trên các đảo và khu dịch vụ hậu cần nghề cá, công nghệ sản xuất dung dịch dinh dưỡng cho cây trồng từ phế thải chăn nuôi và thủy sản... Hy vọng trong thời gian tới, các sản phẩm của Học viện sẽ đóng góp nhiều hơn nữa cho phong trào Vì biển đảo quê hương, để các chiến sĩ, nhân dân trên đảo cảm nhận được tình cảm từ đất liền đúng như lời bài hát “Không xa đâu Trường Sa ơi...”


Ban KH&CN

  Ý kiến bạn đọc

Bạn cần trở thành thành viên của nhóm để có thể bình luận bài viết này. Nhấn vào đây để đăng ký làm thành viên nhóm!

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay1,191
  • Tháng hiện tại75,789
  • Tổng lượt truy cập4,377,061
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây