Với mục tiêu tạo được một số dòng lai hoa Lan huệ có đặc tính khác biệt, ổn định sinh trưởng góp phần đa dạng hóa chủng loại hoa Lan huệ ở Việt Nam. TS. Nguyễn Hạnh Hoa, bộ môn Thực vật, khoa Nông học cùng cộng sự đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống hoa Lan huệ (Hippeastrum sp.)”. Sau 3 năm thực hiện, đề tài đã đạt được một số kết quả chính sau:
1. Thu thập được tập đoàn 22 mẫu giống Lan huệ có hình thái hoa khác biệt nhau. Các mẫu giống có ưu điểm đó là: XNCM, Tr, TNK, TVĐ, H. pa có thế lá đứng; XNCM, XSN, ĐSTLS đẻ nhánh khỏe; TNSH, ĐN và Tr có cánh hoa dày (0,18-0,2 cm); Hoa có độ bền lâu: TVĐ (9 ngày), LHHN và TNK (8,5 ngày), ĐNK và H.pa (8 ngày); ĐSTLS và TVĐ có số hoa/ cụm nhiều (5 - 6 hoa/cụm); TVĐ có số cụm hoa/cây nhiều (3 cụm hoa/cây); Mẫu giống có độ bền cụm hoa cao là ĐNK (30 ngày), TNK (21 ngày), TVĐ (16 ngày).
2. Đã chọn lọc được 39 con lai có kiểu hình hoa đẹp nổi trội, khác biệt so với bố, mẹ. 12/39 kiểu hình hoa đẹp nổi trội được chọn lọc từ các THL đã được nhân in vitro tạo thành dòng vô tính, cây sạch bệnh, có độ đồng đều cao, sinh trưởng khỏe và ổn định, có triển vọng phát triển thành giống.
3. Đã xây dựng thành công quy trình nhân nhanh in vitro cây Lan huệ lai và quy trình nuôi trồng cây lai Lan huệ sau in vitro tại vườn sản xuất.
Đề tài được Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở xếp loại Khá và đề nghị nhóm nghiên cứu cần tiếp tục đánh giá các dòng lai Lan huệ nhân in vitro trong giai đoạn sinh trưởng sinh thực và nghiên cứu kĩ thuật điều khiển ra hoa Lan huệ vào đúng dịp lễ tết nhằm nâng cao giá trị kinh tế của hoa Lan huệ.
Một số mẫu giống hoa Lan Huệ
Một số DÒNG LAI ĐÃ NHÂN IN VITRO
H1 |
H2 |
H3 |
H5 |
H9 |
H11 |
H12 |
H18 |
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn