Tối ưu hóa phương pháp xử lý sau thu hoạch nhằm duy trì chất lượng vải thiều trong quá trình bảo quản

Thứ năm - 14/01/2016 15:47
 Vải thiều (Litchi chinensis Sonn.) là một loại quả đặc sản, thơm ngon, bổ dưỡng, được người tiêu dùng trong và ngoài nước rất ưa chuộng, trồng nhiều ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Tuy nhiên, vải là một trong những loại quả có tuổi thọ bảo quản ngắn, tổn thất sau thu hoạch rất cao. Sự nâu hóa của vỏ quả và sự hư hỏng do nấm mốc là những vấn đề nghiêm trọng làm giảm giá trị thương phẩm của quả vải. Hơn nữa, vải có tính mùa vụ, do đó một lượng vải rất lớn phải thu hoạch trong thời gian ngắn ở điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao. Đây cũng chính là trở ngại lớn khiến việc tiêu thụ vải ở thị trường xa gặp nhiều khó khăn.

Ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới biện pháp được dùng phổ biến nhằm chống nâu hóa vỏ quả và kéo dài tuổi thọ bảo quản là xử lý vải với SO2. Tuy nhiên, SO2 là loại khí độc đối với con người và môi trường sống. Hơn nữa, SO2 là chất khử mạnh, khi hàm lượng SO2 quá cao, vỏ quả có thể mất màu và không thể trở lại màu ban đầu được nữa, vị của quả cũng có thể bị thay đổi bởi dư lượng SO2.

Trong thời gian gần đây nhiều nhà khoa học trên thế giới tập trung nghiên cứu giải pháp xử lý vải thay thế cho SO2. Nhìn chung những giải pháp mang lại hiệu quả rõ rệt bao gồm xử lý quả với chất kháng nấm, nhúng quả trong dung dịch axit hữu cơ, và bao gói quả trong khí quyển cải biến. Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới chỉ dừng ở việc khảo sát ảnh hưởng của đơn yếu tố đến sự biến đổi chất lượng của quả và tuổi thọ của quả chỉ kéo dài tối đa là 30 ngày trong điều kiện bảo quản lạnh. Nhằm xác định được điều kiện xử lý sau thu hoạch tối ưu để duy trì chất lượng của quả, giảm tổn thất sau thu hoạch và nâng cao hiệu quả kinh tế, TS. Trần Thị Định cùng cộng sự, bộ môn Công nghệ chế biến, khoa Công nghệ thực phẩm đã triển khai nghiên cứu đề tài “Tối ưu hóa phương pháp xử lý sau thu hoạch nhằm duy trì chất lượng vải thiều trong quá trình bảo quản". Đề tài được thực hiện trong 1 năm rưỡi (2014 - 2015).

Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận. Giá trị tối ưu của các nhân tố xử lý sau thu hoạch cho vải như loại và nồng độ axit hữu cơ, chất kháng nấm, diện tích đục lỗ của bao bì đã được tìm thấy nhờ phương pháp tối ưu hóa đa biến sử dụng bề mặt đáp ứng. Sau khi được xử lý dưới điều kiện tối ưu, tuổi thọ bảo quản của vải kéo dài tới 38 ngày ở nhiệt độ 4±1oC với tỷ lệ hư hỏng dưới 10%. Kết quả của đề tài đã được chấp nhận công bố trên tạp chí quốc tế "Postharvest Biology and Technology" có chỉ số IF 2.2 và đã được kiểm chứng khi áp dụng thành công trên mô hình bảo quản vải ở quy mô lớn.

Quy trình công nghệ xử lý sau thu hoạch và bảo quản tối ưu của đề tài sẽ góp phần giảm tổn thất sau thu hoạch và nâng cao giá trị kinh tế cho quả vải thiều, giúp nông dân ổn định thị trường, tránh tổn thất sau thu hoạch và mang lại lợi nhuận kinh tế cao.

 

Vải được bảo quản sau 38 ngày ở 4±1 oC sau khi được xử lý trong điều kiện tối ưu

 

Vải được bảo quản sau 38 ngày ở 4±1 oC, không xử lý axit và chất kháng nấm


Ban KH&CN

  Ý kiến bạn đọc

Bạn cần trở thành thành viên của nhóm để có thể bình luận bài viết này. Nhấn vào đây để đăng ký làm thành viên nhóm!

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập11
  • Hôm nay927
  • Tháng hiện tại24,825
  • Tổng lượt truy cập5,113,891
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây