Học viện Nông nghiệp Việt Nam chế tạo thành công kháng huyết thanh đa dòng chẩn đoán virus lúa lùn sọc đen phương Nam ở Việt Nam

Thứ bảy - 11/08/2018 10:45
                Tại Việt Nam, trong hai năm 2009 và 2010, dịch bệnh lúa lùn sọc đen đã bùng phát trên lúa mùa tại 28 tỉnh miền Bắc và miền Trung với tổng diện tích nhiễm bệnh lên tới hơn 40.000 ha. Vụ mùa 2017, bệnh bùng phát trở lại tại 18 tỉnh miền Bắc và miền Trung, gây lo ngại lớn cho ngành BVTV và bà con nông dân. Theo thông báo mới nhất của Cục Bảo vệ thực vật, tới cuối tháng 7 năm 2018, diện tích lúa mùa nhiễm bệnh là 122 ha (giảm 323 ha so với cùng kỳ năm trước), chủ yếu tại các tỉnh miền Trung.
               Virus gây bệnh lan truyền ngoài tự nhiên duy nhất bằng rầy lưng trắng (Sogatella furcifera) theo kiểu bền vững tái sinh và có thể nhiễm tự nhiên trên ngô và ít nhất 5 loài cỏ dại một lá mầm gồm Lồng vực nước, lục lông, yến mạch dại, mần trầu, đuôi voi và ý dĩ.
Đặc điểm phát sinh phát triển của rầy lưng trắng cho thây bệnh LSĐ chủ yếu gây hại trên lúa mùa. Sự xuất hiện bệnh trên lúa gắn liền với sự có mặt của rầy lưng trắng và cây nguồn bệnh (lúa chét nhiễm bệnh, loài cỏ dại là ký chủ tự nhiên của virus và của rầy). Sự bùng phát dịch bệnh luôn đi kèm với bùng phát mật độ rầy lưng trắng mang virus (nguồn rầy di cư và tại chỗ). Cho tới nay, các đặc điểm lan truyền virus của rầy lưng trắng đã được xác định rõ, cụ thể:
  • Thời gian chích nạp: Tối thiểu 5 phút,
  • Thời gian ẩn (để virus tái sinh và vận chuyển tới tuyến nước bọt): 6 – 14 ngày,
  • Thời gian tồn tại khả nhiễm: cả đời,
  • Không truyền qua trứng,
  • Cây bị nhiễm biểu hiện triệu chứng sau nhiễm 3-4 tuần nhưng sau 2 tuần đã có thể trở thành nguồn bệnh,
  • Một cá thể rầy cám mới lột xác mang virus (tức là đã qua thời kỳ ẩn) có thể truyền 22 – 87 (trung bình 48) cây lúa,
  • Một cá thể rầy trưởng thành mang virus có thể truyền 8-25 cây lúa trong vòng 5 ngày,
  • Rầy mang virus thích cây lúa khỏe và ngược lại rầy không mang virus lại thích cây lúa bệnh.
             Cho tới nay, giống kháng virus vẫn chưa sẵn có nên biện pháp quản lý bệnh LSĐ chủ yếu nhằm vào kiểm soát cây nguồn bệnh và đặc biệt rầy lưng trắng. Biện pháp này đòi hỏi phải phát hiện được virus trong cây và rầy.  Có thể phát hiện virus trong cây và rầy bằng RT-PCR hoặc các kỹ thuật sử dụng kháng thể như ELISA, lai miễn dịch trên màng và que thử nhanh. Các kỹ thuật dựa trên kháng thể nhìn chung đơn giản (que thử nhanh), có thể kiểm tra một lượng mẫu thử lớn (ELISA, lai miễn dịch trên màng) và không đòi hỏi trang thiết bị hiện đại cũng như kỹ năng cao. Đối với virus LSĐPN, các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra các kháng thể rất đặc hiệu đối với virus và có thể áp dụng cho cả 3 kỹ thuật nhằm phát hiện virus trên cây và rầy.
               Hiện nay tại Việt Nam, các nhà khoa học thuộc Bộ môn Bệnh cây và Trung tâm Nghiên cứu Bệnh cây nhiệt đới (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) đã chế tạo thành công kháng huyết thanh đa dòng thỏ đặc hiệu virus LSĐPN và đang phối hợp với các đơn vị quản lý thuộc ngành BVTV nhằm chẩn đoán virus, trước hết bằng kỹ thuật ELISA.
 
Trieuchung lsd
Triệu chứng cây lúa bị bệnh LSĐ


 
raylungtrang
Rầy lưng trắng – vector truyền virus LSĐPN
Elisa
Phát hiện virus bằng ELISA

Ban Khoa học và Công nghệ

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập15
  • Hôm nay1,467
  • Tháng hiện tại6,081
  • Tổng lượt truy cập5,095,147
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây