Mô hình khoa học công nghệ - Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học

Thứ tư - 01/08/2018 09:07

Hoạt động KH&CN nhiệm vụ không thể thiếu trong các cơ sở giáo dục đại học. Hoạt động này góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, rèn kỹ năng nghiên cứu cho người học về đổi mới sáng tạo. Đồng thời tạo ra các sản phẩm trí tuệ nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm của các ngành và địa phương. Trong đổi mới mục tiêu đào tạo từ cung cấp kiến thức là chính sang giúp sinh viên phát huy năng lực và phẩm chất thì hoạt động khoa học công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học càng đóng vai trò quan trọng hơn. Trong nghiên cứu khoa học, bên cạnh ý tưởng tốt thì nguồn tư liệu, vật liệu phục vụ nghiên cứu vô cùng quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của công trình nghiên cứu. Nhận thức được tầm quan trọng trên, Học viện đã triển khai xây dựng các mô hình khoa học và công nghệ phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học. Tính đến tháng 12 năm 2017, Học viện đã có 81 mô hình khoa học và công nghệ trên tất cả các lĩnh vực: Nông học, Công nghệ sinh học, Thú y, Chăn nuôi, Bảo quản và chế biến, Quản lý đất đai, Môi trường, Thủy sản... Các mô hình khoa học công nghệ là địa điểm, nguồn vật liệu phục vụ tốt cho công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo trực quan và phục vụ nhu cầu thăm quan của các đơn vị, cá nhân trong và ngoài Học viện.

Mô hình khoa học và công nghệ là nơi lưu giữ, cung cấp nguồn vật liệu nghiên cứu

Nhiều nguồn gen quý, nhiều công nghệ tiên tiến được lưu giữ, được giới thiệu qua các mô hình khoa học công nghệ như tập đoàn các giống lúa địa phương, các giống lúa cải tiến, hàng trăm giống khoai tây, cà chua, hàng chục giống hoa các loại, các giống cây ăn quả, các giống gà bản địa, các giống cá mới, các chủng vi sinh vật, giống nấm, tảo… Nguồn gen đó là nguồn vật liệu vô cùng quan trọng cung cấp cho các nhiệm vụ chọn tạo giống cây trồng, đánh giá khả năng thích ứng, khả năng kháng sâu bệnh và hoàn thiện các kỹ thuật canh tác.

 

Ứng dụng công nghệ sinh học vi tảo và khai thác các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học

Nhân thuần giống lợn Pietrain kháng stress

 

 

 

 

Hỗ trợ cho các giờ giảng lý thuyết

Việc học tập sử dụng mô hình trực quan đã trở nên phổ biến ở nước ngoài, thực tế cho thấy việc học tập lý thuyết (đặc biệt là các môn học mà đối tượng là các cây trồng, vật nuôi... cho các vùng sinh thái đặc trưng hoặc là nguồn gen địa phương như: hồ tiêu, cao su, cà phê, lợn bản…), kết hợp với nghiên cứu các mô hình thực tế làm cho tiết học trở nên trực quan sinh động hơn, thu hút được sự chú ý và tạo cảm hứng học tập cho sinh viên nhiều hơn. Đặc biệt hơn là kích thích sự tò mò và tìm hiểu của sinh viên, từ đó làm tăng hiệu quả học tập của môn học và nảy sinh các ý tưởng nghiên cứu mới.

Phục vụ nhu cầu thăm quan, học tập của các doanh nghiệp, đơn vị

Thực hiện chủ trương đẩy mạnh hoạt động liên kết với doanh nghiệp, địa phương và các đối tác nước ngoài trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, hàng năm Học viện đón và tiếp hàng trăm đoàn khách đến từ các doanh nghiệp, địa phương đến thăm quan, học tập. Thông qua các buổi thăm quan, học tập đó, nhiều công nghệ, sản phẩm khoa học đã được chuyển giao hoặc hợp đồng nghiên cứu được ký kết như: Công nghệ khí canh trong nhân giống khoai tây sạch bệnh đã được ký kết và chuyển giao cho 6 tỉnh và 1 quốc gia; Công nghệ chuyển gen kháng bệnh bạc lá Xa7, Xa21 và các giống lúa Bắc Thơm 7, giống lúa NDD2; Hợp đồng chuyển giao các giống lúa Hương cốm, giống ngô nếp, chuyển giao công nghệ nuôi cá trắm đen...

 

 

 

Ban Khoa học và Công nghệ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập37
  • Hôm nay1,762
  • Tháng hiện tại48,168
  • Tổng lượt truy cập5,177,578
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây