Nhóm nghiên cứu mạnh "Lập bản đồ gen mới hữu ích phục vụ chọn tạo giống vật nuôi và cây trồng"

Thứ bảy - 21/04/2018 15:25
  
1. Giới thiệu chung về nhóm nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu mạnh về “Lập bản đồ gen mới hữu ích phục vụ chọn tạo giống vật nuôi và cây trồng” được thành lập trong khuôn khổ Đề án Quy hoạch nguồn nhân lực khoa học và công nghệ của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Nhóm chính thức thành lập theo quyết định số 96/QĐ - HVN, ngày 12/01/2018 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. 
Nhóm gồm 7 thành viên đều được dào tạo tài các nước tiên tiến trên thế giới về công nghệ Gen như: Hà Lan. Úc, Nhật Bản, Đức, Bỉ,... 
Trưởng nhóm: TS.  Nguyễn Thị Thúy Hạnh  
Thư ký: Ths. Nguyễn Quốc Trung
TT Họ và tên Đơn vị
1 TS. Nguyễn Thị Thúy Hạnh Khoa Công nghệ sinh học, HVN
2 ThS. Nguyễn Quốc Trung Khoa Công nghệ sinh học, HVN
3 TS. Nguyễn Việt Long Khoa Nông học, HVN
4 TS. Vũ Thị Thúy Hằng Khoa Nông học, HVN
5 ThS. Nguyễn Văn Lộc Khoa Nông học, HVN
6 ThS. Ngô Thành Trung Khoa Công nghệ sinh học, HVN
7 ThS. Tống Văn Hải Khoa Công nghệ sinh học, HVN
2. Mục tiêu
Mục tiêu chung:
Lập bản đồ gen mới hữu ích liên quan đến các tính trạng nông học, sinh lý ở vật nuôi, cây trồng làm cơ sở  cho việc chọn tạo giống vật nuôi, cây trồng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp (đáp ứng các tiêu chuẩn nội tiêu và xuất khẩu); tăng tính chống chịu của vật nuôi, cây trồng và ứng phó với biến đổi khí hâu.
Mục tiêu cụ thể:
  • Tập trung xác định được bản đồ gen tăng hiệu suất sử dụng đạm ở cây lúa
  • Xác định một số gen quy định tính trạng đặc trưng cho gà bản địa Việt Nam
  • Phát triển quần thể để tiến hành lập bản đồ, xác định các gen hữu ích mới trên cây lúa (kháng đạo ôn, bạc lá, đốm sọc; chịu ngập, chịu lạnh), cây đậu tương (kháng hạn)
  • Xác định “dấu vân tay ADN” phục vụ bảo hộ giống cây trồng cho các giống lúa mới đã công nhận do Học viện Chọn tạo như: DCG72, HQ19, NV1, N91, BT7KBL
  • Xác định “dấu vân tay ADN” cho giống bản địa: gà Đông Tảo, gà Sáu ngón và gà Ri
3. Định hướng nghiên cứu chính
Phân tích quy luật di truyền, xác định và lập bản đồ các gen hữu ích ở cây lúa, đậu tương và giống gà bản địa (hình thái, năng suất, kháng bệnh, chống chịu…) bằng các công cụ sinh học phân tử.
  • Lập bản đồ gen các tính trạng nông học và sinh lý ở cây trồng có liên quan đến hiệu suất sử dụng đạm
  • Lập bản đồ gen ngắn ngày và gen kháng bệnh ở lúa  
  • Lập bản đồ gen chống chịu hạn, mặn, lạnh và kim loại nặng
  • Lập bản đồ gen chịu hạn ở đậu tương
Xây dựng các bộ chỉ thị phân tử (DNA fingerprinting, DNA barcode) đặc trưng xác định tính đúng giống trong công tác bảo hộ giống cây trồng mới (lúa, ngô) và  giống vật nuôi bản địa (gà Đông Tảo, Ri và gà Sáu ngón
  • Xác định DNA fingerprinting ở các giống gà bản địa
  • Xác định DNA fingerprinting ở các giống lúa, ngô… mới do Học việnvà các cơ sở khác chọn tạo
4. Các sản phẩm mong đợi
  • - Bản đồ và chỉ thị liên kết chặt với các QTL mới xác định cho các tính trạng nghiên cứu
  • - Các QTL/gen kháng đốm sọc, đạo ôn và bạc lá ở giống lúa bản địa ở VN
  • - Các gen và chỉ thị quy định màu lông, số ngón chân và sắc tố đen ở gà
  • - Bộ “dấu vân tay ADN” phục vụ bảo hộ giống cây trồng cho các giống lúa mới đã công nhận do Học viện Chọn tạo như: DCG72, HQ19, NV1, N91, BT7KBL
  • - Bộ “dấu vân tay ADN” phục vụ bảo hộ giống gà bản địa: gà Đông Tảo, gà Sáu ngón và gà Ri

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập14
  • Hôm nay921
  • Tháng hiện tại22,718
  • Tổng lượt truy cập5,111,784
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây