- Giới thiệu chung về nhóm nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu “Ứng dụng Công nghệ Sinh học vi tảo và khai thác các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học” được thành lập với sự tham gia của các chuyên gia của Khoa Công nghệ sinh học, Khoa Công nghệ thực phẩm, Khoa Nuôi trồng thủy sản và Khoa Cơ khí. Nhóm nghiên cứu kết hợp chặt chẽ của Công ty cổ phần Công nghệ, Dược phẩm quốc tế ITP Pharma, Công ty Cổ phần Công nghệ Sinh học Bảo Khang và Công ty TNHH Đầu tư phát triển ứng dụng công nghệ sinh học ADB.
Trưởng nhóm: TS. Nguyễn Đức Bách
Thư ký: ThS. Phí Thị Cẩm Miện
TT |
Họ và tên |
Đơn vị |
-
|
TS. Nguyễn Đức Bách |
Khoa Công nghệ Sinh học, HVN |
-
|
ThS.Phí Thị Cẩm Miện(NCS) |
Khoa Công nghệ Sinh học, HVN |
-
|
ThS. Trịnh Thị Thu Thủy |
Khoa Công nghệ Sinh học, HVN |
-
|
ThS. Phạm Thị Dung (NSC) |
Khoa Công nghệ Sinh học, HVN |
5 |
ThS. Phan Thị Hiền |
Khoa Công nghệ sinh học, HVN |
6 |
PGS.TS. Trần Thị Nắng Thu |
Khoa Thủy sản, HVN |
7 |
TS. Phạm Thị Lam Hồng |
Khoa Thủy sản, HVN |
8 |
PGS.TS. Trần Thị Định |
Khoa Công nghệ thực phẩm, HVN |
9 |
TS. Lại Thị Ngọc Hà |
Khoa Công nghệ thực phẩm, HVN |
10 |
TS. Nguyễn Thanh Hải |
Khoa Cơ Điện, HVN |
11 |
KS. Phạm Phú Hoàng |
Cán bộ nghiên cứu hợp đồng, HVN |
12 |
KS. Phạm Khắc Tâm |
Cán bộ nghiên cứu hợp đồng, HVN |
Mục tiêu của nhóm nghiên cứu là ứng dụng công nghệ sinh học để sàng lọc các chủng vi tảo có tiềm năng ứng dụng và xây dựng các mô hình nuôi photobioreactor, raceway để thu sinh khối nhằm phát triển các sản phẩm thực phẩm chức năng cho người, thức ăn chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Nhóm nghiên cứu khai thác các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học từ sinh khối vi tảo và các nguồn sinh khối khác để phát triển các sản phẩm bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Nhóm nghiên cứu xây dựng các qui trình phân lập, sàng lọc các chủng vi tảo tiềm năng và nhân sinh khối lớn trong các hệ thống photobioreactor và raceway tạo mô hình hỗ trợ đào tạo đồng thời liên kết và chuyển giao cho các doanh nghiệp sản xuất vi tảo, các công ty dược và chế biến thực phẩm. Nhóm nghiên cứu khai thác các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học ở vi tảo và các đối tượng khác để tạo các sản phẩm nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng.
- Mục tiêu
* Mục tiêu chung: Xây dựng các mô hình nuôi sinh khối vi tảo, khai thác các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học để phát triển sản phẩm bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng.
* Mục tiêu cụ thể: Xây dựng các mô hình nhân sinh khối, tạo sản phẩm thực phẩm chức năng.
- Định hướng nghiên cứu chính:
- Phân lập, sàng lọc và đánh giá các chủng giống vi tảo có triển vọng nhằm tạo thực phẩm chức năng, thức ăn bổ sung chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
- Xây dựng ngân hàng nguồn gen chủng giống vi tảo
- Nghiên cứu và xây dưng các mô hình hệ thống nuôi vi tảo photobioreactor và raceway để thu sinh khối.
- Nhân sinh khối tảo Spirulina platensis tạo sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng.
- Tách chiết và thử nghiệm các hợp chất tự nhiên để phát triển sản phẩm tạo sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng.
- Ứng dụng Công nghệ sinh học để khai thác các hợp chất tự nhiên từ vi tảo và các nguồn sinh khối khác để tạo các sản phẩm thương mại.
- Các sản phẩm mong đợi
- Sản phẩm tảo Spirulina platensis được Bộ Y tế cấp phép lưu hành
- Mô hình nghiên cứu và phát triển sản phẩm vi tảo bao gồm hệ thống photobioreactor, raceway để nhân sinh khối.
- Các quy trình phân lập, nhân giống vi tảo
- Các sản phẩm chứa các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học
- Chuyển giao mô hình và quy trình nuôi cho các cơ sở nghiên cứu và sản xuất