Để phát triển ngành Thủy sản theo định hướng bền vững, cần có sự phối kết hợp giữa bốn nhà: nhà quản lý, nhà khoa học, nhà kinh doanh và nhà nông.
Năm 2019, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tiếp tục triển khai đề án thí điểm thành lập các nhóm nghiên cứu mạnh tại 14 khoa của Học viện. Hiện nay, Học viện đã thành lập 50 nhóm nghiên cứu mạnh, trong đó: Lĩnh vực nông học (11 nhóm nghiên cứu); Chăn nuôi - Thú y- Thủy sản (13 nhóm nghiên cứu); Cơ điện (2 nhóm nghiên cứu); Công nghệ thông tin (1 nhóm nghiên cứu mạnh); Công nghệ sinh học (9 nhóm nghiên cứu); Công nghệ thực phẩm ( 2 nhóm nghiên cứu); Kinh tế - xã hội (7 nhóm nghiên cứu); Tai nguyên và Môi trường ( 4 nhóm nghiên cứu); Sư phạm ngoại ngữ ( 1 nhóm nghiên cứu)
Năm 2020, theo định hướng phát triển Khoa học - công nghệ trong giai đoạn mới, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tái thiết và thành lập được 36 nhóm nghiên cứu mạnh.
Nông nghiệp là lĩnh vực sản xuất có nhu cầu sử dụng nước cao nhất, chiếm 70% nhu cầu nước ngọt toàn cầu. Theo dự báo nhu cầu nước cho nông nghiệp có thể tăng thêm 20% trong 50 năm tới. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu và cạnh tranh các ngành kinh tế khác đang hiển hiện nguy cơ thiếu hụt nước tưới trong nông nghiệp. Chính vì vậy, sử dụng nước tưới hiệu quả và tiết kiệm là một trong những chiến lược quan trọng trong phát triển nông nghiệp toàn cầu. Gần đây, sử dụng các thiết bị cảm biến độ ẩm là giải pháp tiện lợi trong quản lý tưới tiêu nông nghiệp. Thật đơn giản để thiết lập một hệ thống tưới tự động sử dụng dữ liệu độ ẩm từ các thiết bị cảm ứng qua một máy tính hay điện thoại thông minh. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là cần xác định vị trí cài đặt thiết bị cảm biến và ngưỡng độ ẩm cần thiết để tưới cho mỗi cây trồng.
Tiếp sau cây lúa, việc tổ chức sản xuất nông nghiệp tiết kiệm công lao động và cơ giới hóa đang dần được áp dụng đối với cây ngô để hạn chế áp lực về nhân công và hạ giá thành sản phẩm. Giống ngô lai đơn VNUA36, một sản phẩm của nhóm Nghiên cứu mạnh Cây Màu – Học viện Nông nghiệp Việt Nam sẽ có thể là giải pháp kỹ thuật phù hợp cho mục tiêu này.
Sự bùng phát các dịch bệnh trên thủy sản như bệnh đốm đỏ không chỉ đặt ra yêu cầu tuân thủ quy trình nuôi trồng theo hướng an toàn sinh học mà còn đòi hỏi người dân thay đổi thói quen sử dụng kháng sinh tự do hiện nay.
Chiều ngày 2/8/2021, seminar trực tuyến với chủ đề “Nhân tố ảnh hưởng tới quyết định áp dụng các biện pháp canh tác đất bền vững của các hộ nông dân vùng cao Việt Nam” do TS. Hồ Ngọc Cường – thuộc nhóm nghiên cứu mạnh Kinh tế & Quản lý tài nguyên môi trường trình bày. Tham dự buổi Seminar có PGS. TS. Nguyễn Mậu Dũng – Phó trưởng Khoa Kinh tế và PTNT, TS. Nguyễn Hữu Nhuần – Phó trưởng Khoa Kinh tế và PTNT và toàn thể đông đảo các giảng viên trong Khoa tham dự. Điều hành chương trình là PGS.TS. Nguyễn Tuấn Sơn – Trưởng bộ môn Kế hoạch và đầu tư, người có nhiều kinh nghiệm quý báu trong nghiên cứu các vấn đề thực tiễn về đất đai, phát triển sản xuất nói chung, vùng trung du, miền núi của Việt nam nói riêng.
Công văn số 364/HVN-KHCN ngày 11tháng 3 năm 2022 của Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam về việc đăng ký phương án nghiên cứu khoa học thực hiện năm 2022;Căn cứ vào hồ sơ của các nhóm nghiên cứu năm 2022
Trong điều kiện dịch bệnh COVID năm 2021, Đảng ủy, Ban Giám đốc chỉ đạo thực hiện 5 phương án định mức nghiên cứu khoa học của Giảng viên theo Thông báo số: 674/TB-KHCN, ngày 20/4/2021 về việc đăng ký phương án thực hiện KHCN năm 2021.
Bacilus subtilis (B. Subtilis) được sử dụng rộng rãi như một nhà máy “tế bào” sản xuất các enzyme, hợp chất kháng vi sinh vật cho ngành hóa công nghiệp, nông nghiệp và y học.
Tảo có vai trò vô cùng quan trọng trong chuỗi thức ăn, tạo dưỡng khí và là nhóm sinh vật chỉ thị của hệ sinh thái thuỷ vực. Việc tìm hiểu và nghiên cứu về vi tảo đóng vai trò quan trọng, có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao năng suất cá tôm của các loại hình vực nước và các hình thức nuôi từ quảng canh cho đến thâm canh. Nhằm góp phần tạo cơ sở dữ liệu về vi tảo, đánh giá vai trò của các loài, sự biến động thành phần loài chính yếu trong hệ thống ao nuôi của khoa Thủy sản, nhóm nghiên cứu chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu biến động thành phần loài tảo nước ngọt trong hệ ao nuôi trồng thủy sản tại khoa Thủy sản - Học viện Nông nghiệp Việt Nam”
Thực hiện chủ trương của Học viện “Giãn cách xã hội nhưng không “giãn cách” trao đổi khoa học và công nghệ”, nhóm Nghiên cứu mạnh Ký sinh trùng dự kiến tổ chức Hội thảo Quốc tế trực tuyến với chủ đề: “Ve và các bệnh do ve truyền” (Ticks and tickborne diseases: A One Health perspective). Hội thảo bằng ngôn ngữ Tiếng Anh sẽ diễn ra trực tuyến từ 15h00 đến 17h00 (giờ Việt Nam), Thứ 5, ngày 26 tháng 8 năm 2021.
Sáng ngày 25/8/2021, Học viện Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Nông nghiệp Central Bicol, Philippines (CBSUA) và Cục nghiên cứu và Phát triển hệ sinh thái (ERDB), Bộ Tài nguyên và Môi trường, Phillipines đồng tổ chức Hội thảo quốc tế lần 2 về Nông nghiệp, Môi trường và Giáo dục (ICEEA 2021), với chủ đề "Hệ thống lương thực, thực phẩm và sinh kế bền vững: Chuyển đổi từ các khám phá thành các giải pháp và ứng dụng". Hội thảo diễn ra theo hình thức trực tuyến từ địa điểm chính là Trường Đại học Nông nghiệp Central Bicol, Philippines kết nối với các cá nhân, tổ chức, trường đại học và đối tác trên nền tảng Zoom.
Chiều 23/8/2021 đã diễn ra buổi trình bày Seminar của Giảng viên Nguyễn Thị Thu Quỳnh – Bộ môn Kinh tế với chủ đề “Đánh giá tính bền vững của hệ thống nước sạch nông thôn trên địa bàn thành phố Hải Phòng”.
Buổi Seminar diễn ra với sự chủ trì của TS. Nguyễn Hữu Nhuần – Phó trưởng Khoa và sự tham gia của đông đảo các giảng viên, cán bộ và sinh viên của Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn.