Nhóm nghiên cứu mạnh "Thức ăn và sản phẩm chăn nuôi an toàn"

Thứ sáu - 20/04/2018 16:09
  1. Giới thiệu chung về nhóm nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu mạnh “Thức ăn và sản phẩm chăn nuôi an toàn” được thành lập theo quyết định số 123 /QĐ-HVN, ngày 12/01/2018.  
Nhóm có 18 thành viên (trong đó có 2 thành viên của khoa Thú y và và Công nghệ thực phẩm; 16 thành viên còn lại thuộc các bộ môn DD & TĂ, SHĐV, SL &TT, HSĐV và phòng TN trung tâm). Trưởng nhóm nghiên cứu là PGS. TS. Bùi Quang Tuấn và thư ký là TS. Phạm Kim Đăng.
Nhóm đã xây dựng Kế hoạch dài hạn và dự kiến kết quả nghiên cứu (đến 2021). Nhóm đã có sự Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, đã ký Cam kết hoạt động với Giám đốc Học viện.
Trưởng nhóm: PGS. TS. Bùi Quang Tuấn
Thư ký: TS. Phạm Kim Đăng
TT Họ và tên Đơn vị
  1.  
PGS. TS. Bùi Quang Tuấn Khoa Chăn nuôi, HVNNVN
  1.  
TS. Phạm Kim Đăng Khoa Chăn nuôi, HVNNVN
  1.  
GS. Nguyễn Xuân Trạch Khoa Chăn nuôi, HVNNVN
  1.  
PGS. TS. Đặng Thái Hải Khoa Chăn nuôi, HVNNVN
  1.  
PGS. TS. Đăng Thúy Nhung Khoa Chăn nuôi, HVNNVN
  1.  
TS. Nguyễn Thị Tuyết Lê  Khoa Chăn nuôi, HVNNVN
  1.  
TS. Lê Việt Phương Khoa Chăn nuôi, HVNNVN
  1.  
TS. Nguyễn Thị Huyền  Khoa Chăn nuôi, HVNNVN
  1.  
TS. Bùi Văn Định Khoa Chăn nuôi, HVNNVN
  1.  
Ths. Nguyễn Thị Nguyệt  Khoa Chăn nuôi, HVNNVN
  1.  
ThS. Nguyễn Thị Phương Giang Khoa Chăn nuôi, HVNNVN
  1.  
ThS. Nguyễn Bá Hiếu Khoa Chăn nuôi, HVNNVN
  1.  
TS. Cù Thị Thiên Thu Khoa Chăn nuôi, HVNNVN
  1.  
ThS. Vũ Thị Ngân Khoa Chăn nuôi, HVNNVN
  1.  
ThS. Bùi Thị Bích Khoa Chăn nuôi, HVNNVN
  1.  
ThS. Dương Thu Hương Khoa Chăn nuôi, HVNNVN
  1.  
PGS. TS. Phạm Hồng Ngân Khoa Thú y, HVNNVN
  1.  
TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy Khoa Công nghệ thực phẩm, HVNNVN
  1. Mục tiêu
Mục tiêu chung
Nghiên cứu chuyên sâu về các vấn đề liên quan đến Dinh dưỡng động vật và Công nghệ thức ăn chăn nuôi, giải pháp chăn nuôi bền vững, nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi và đảm bảo Vệ sinh an toàn sản phẩm chăn nuôi, an toàn sinh học, an toàn thực phẩm, các biện pháp kỹ thuật kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến sản phẩm chăn nuôi góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh để có thể đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường nội địa, khu vực và Thế giới.
Mục tiêu cụ thể
  • Huy động các nhà khoa học cùng lĩnh vực hợp tác giải quyết các vấn đề khoa học và đòi hỏi thực tiễn của từng giai đoạn.
  • Nâng cao năng lực tiếp cận, hình thành ý tưởng, năng lực nghiên cứu đội ngũ cán bộ trong nhóm để hình thành nên nhóm nghiên cứu mạnh.
  • Sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm và trang thiết bị nghiên cứu khoa học của Khoa cũng như của Học viện.
  • Xây dựng nhóm nghiên cứu mạnh để có thể tham gia đấu thầu các chương trình/dự án trong nước và quốc tế.
  • Góp phần xây dựng thương hiệu Học viện Nông nghiệp Việt Nam thông qua việc khẳng định vị thế, bằng sản phẩm khoa học công nghệ và các công bố khoa học trong nước và quốc tế.
  1. Định hướng nghiên cứu chín
Kế hoạch dài hạn và dự kiến kết quả (đến 2021)
  • Chế biến phụ phẩm công, nông nghiệp: số lượng 2-3 phụ phẩm; thời gian dự kiến 2019-2020. Chỉ tiêu KTKT cần đạt: Nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi 10-15%.
  • Trứng giàu axit béo omega 3, ở 01 loài gia cầm; thời gian dự kiến: 2019 – 2020. Hàm lượng axit béo omega 3 của trứng cần đạt cao hơn 10-15% so với đối chứng .
  • Phát triển que thử nhanh định tính các chất ô nhiễm, tồn dư trong thức ăn và sản phẩm chăn nuôi; số lượng:1-2; thời gian dự kiến : 2019-2020; Có khả năng áp dụng trong sàng lọc nhanh đáp ứng các tiêu chí qui đinh của Chị thị 200/657/EC.
Kế hoạch ngắn hạn và dự kiến kết quả (đến 8/2018)
  • Tạo được kháng thể đơn dòng đặc hiệu với progesterone. Dự kiến kết quả đạt được: kháng thể đặc hiệu với progesterone.
  • Nghiên cứu giải pháp thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi. Đơn vị phối hợp: Công ty Biospring, Hòa Phát, Cục chăn nuôi, Đại học Bách khoa Hà Nội. Dự kiến kết quả đạt được: Có thể thay thế kháng sinh không ảnh hưởng đến năng suất.
  • Chế biến bảo quản rơm lúa, lõi ngô, bã mía và vỏ chanh leo làm thức ăn cho bò. Thay thế cỏ voi và thân cây ngô trong thức ăn TMR cho bò sữa.
  • Làm giàu protein bột sắn và bã sắn làm thức ăn cho bò; Thay thế khô dầu trong thức ăn TMR cho bò thịt và bò sữa.
  1. Các sản phẩm mong đợi
  • Một số phụ phẩm được chế biến làm TA, nâng cao được hiệu quả kinh tế chăn nuôi 10-15%.
  • Trứng gia cầm có lượng axit béo omega 3 tăng 10-15% so với đối chứng .
  • Thử nhanh định tính các chất ô nhiễm, tồn dư trong thức ăn và sản phẩm chăn nuôi.
  • Tạo được kháng thể đơn dòng đặc hiệu với progesterone.
  • Có thể thay thế kháng sinh không ảnh hưởng đến năng suất.
  •  Thay thế được cỏ voi và thân cây ngô trong thức ăn TMR cho bò sữa bằng rơm lúa, lõi ngô, bã mía… đã qua xử lý.
  • Bột sắn và bã sắn được làm giàu protein làm thức ăn thay thế khô dầu trong thức ăn TMR cho bò thịt và bò sữa.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập10
  • Hôm nay812
  • Tháng hiện tại22,609
  • Tổng lượt truy cập5,111,675
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây