Giải mã trình tự full gen của chủng virus PRRS tại Việt Nam

Thứ năm - 16/01/2014 10:14
   Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên lợn (PRRS) đang gây thiệt hai vô cùng to lớn về kinh tế cho người chăn nuôi trong thời gian qua, do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và khó lường. Trước tình hình đó, khoa Thú y trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã nhanh chóng tham gia vào các hoạt động giám sát, chẩn đoán, nghiên cứu sự biến đổi của virus gây hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên lợn, góp phần vào việc phòng chống dịch bệnh nguy hiểm này.

Tính từ đầu năm 2013 tới nay, tình hình bệnh diễn ra tương đối phức tạp, bùng phát mạnh thành dịch ở 6 tỉnh thành: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Nam Định, Bắc Ninh và Thái Bình. Cục Thú y cũng nhận định dịch tai xanh năm 2013 có diễn biến bất thường hơn so với năm 2012, tốc độ lây lanrất nhanh, số lượng lợn mắc bệnh phải tiêu hủy cao, tỷ lệ lợn chết và lợn tiêu hủy đã lên đến 18.452 con. Ở nước ta, chủng virus tai xanh thuộc nhóm Bắc Mỹ (nhóm II) có tên gọi là VR2332 xuất hiện từ năm 2007. Tới năm 2012, nước ta đã có mặt đầy đủ cả 2 chủng virus PRRS, bao gồm cả nhóm Châu Âu (nhóm I) có tên gọi là Lelystad. Đây là 1 loại virus dễ biến chủng. Năm 2013, từ các mầm bệnh thu được tại các ổ dịch, qua xét nghiệm là virus PRRS nhóm II, có tính tương đồng cao với các chủng gây bệnh tại Trung Quốc, là 1 chủng mới đột biến gần đây. Sự xuất hiện của chủng virus PRRS mới làm cho virus có độc lực mạnh hơn đồng thời làm mất tính bảo hộ của các vaccine đang được sử dụng.

Trước tình hình trên, bằng kỹ thuật giải trình tự gene, Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ sinh học khoa thú y do PGS. TS. Nguyễn Thị Lan phụ trách cùng với nhóm nghiên cứu vacxin tai xanh của khoa Thú y lần đầu tiên đã giải trình tự thành công full gene của chủng Virus tai xanh phân lập tại Việt Nam với độ dài 15.350 bp (đính kèm) góp phần hữu ích cho việc nghiên cứu lựa chọn chủng virus phù hợp để sản xuất vacxin tai xanh phòng bệnh cho lợn. Kết quả này đã được đăng ký trên ngân hàng gene thế giới, là cơ sở tham khảo cho những nghiên cứu liên quan tới PRRSV.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn cần trở thành thành viên của nhóm để có thể bình luận bài viết này. Nhấn vào đây để đăng ký làm thành viên nhóm!
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập26
  • Hôm nay3
  • Tháng hiện tại49,357
  • Tổng lượt truy cập5,178,767
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây