Một trong các nhiệm vụ đã được xác định của công tác xây dựng nông thôn mới là ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ trong quá trình sản xuất các loại cây trồng, đặc biệt là cây lúa. Để thực hiện nhiệm vụ này trong vụ lúa Mùa năm 2012, Phòng NN&PTNT huyện Tân Yên phối hợp với Khoa Cơ Điện trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội tiến hành xây dựng mô hình ứng dụng khoa học công nghệ "Sử dụng cơ giới hóa khép kín và ứng dụng công nghệ phân bón viên nén chậm tan trong sản xuất lúa vụ Mùa năm 2012 tại xã Liên Sơn".
Mô hình được triển khai tại 7 hộ ở thôn Chùa, xã Liên Sơn, huyện Tân Yên với quy mô 1 ha. Sử dụng giống PC15, áp dụng công nghệ đưa cơ giới hóa vào sản xuất từ khâu làm đất, bón phân viên nén chậm tan dúi sâu, gieo sạ và gặt đập bằng cơ giới.
Một số hình ảnh triển khai mô hình:
Nhằm đánh giá hiệu quả mô hình, ngày 12/10/2012, Phòng NN&PTNT huyện Tân Yên phối hợp với Khoa Cơ Điện trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, UBND xã Liên Sơn và các ngành chức năng tổ chức Hội nghị Nghiệm thu mô hình khoa học công nghệ "Sử dụng cơ giới hóa khép kín và ứng dụng công nghệ phân bón viên nén chậm tan trong sản xuất lúa vụ Mùa năm 2012 tại xã Liên Sơn".
Tại Hội nghị, các đại biểu thống nhất đánh giá kết quả diện tích ứng dụng công nghệ bón phân viên nén dúi sâu, gieo sạ bằng máy sạ hàng: Lúa cứng cây, cao cây, sâu bệnh giảm hơn so với phương pháp bón phân theo tập quán thông thường.
Kết quả gặt điểm đánh giá: Năng suất đạt 65,6 tạ/ha, tăng 15% và hiệu quả kinh tế đạt 23,36 triệu đồng/ha so với phương pháp gieo cấy, bón phân theo tập quán thông thường.
Qua đây có thể kết luận mô hình đạt mục tiêu đề ra.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn