Sự tăng trưởng về năng suất và sản lượng nông nghiệp Việt Nam trong những thập niên qua cũng dẫn đến hệ lụy làm tài nguyên thiên nhiên suy giảm, quan ngại về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Thị trường mới đòi hỏi sản phẩm nông nghiệp phải được sản xuất có trách nhiệm với người tiêu dùng, với sự bền vững của môi trường toàn cầu. Cần hướng tới những “giá trị xanh” được tạo nên từ “chuyển đổi xanh, tiêu dùng xanh, kinh tế xanh” kết hợp với công nghệ số để xây dựng các chuỗi giá trị nông sản bền vững, hướng tới truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm, chuẩn hóa quy cách và chất lượng, thương mại điện tử, dịch vụ tài chính, thu mua, phân phối, cung cấp thông tin và hỗ trợ kỹ thuật.
Ngô là một trong những cây trồng chính, vừa là cây lương thực góp phần xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực tại Việt Nam, vừa là loại cây thức ăn chăn nuôi có giá trị dinh dưỡng cao. Nhằm trao đổi, tìm giải pháp kỹ thuật tiên tiến áp dụng vào công tác nghiên cứu và thực tế sản xuất trước những biến đổi bất thường của khí hậu, biến động của thị trường và biến chuyển xu thế người tiêu dùng, vào ngày 04 tháng 12 năm 2021, Nhóm Nghiên cứu Mạnh Cây Màu - Khoa Nông học và Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức Hội thảo trực tuyến với chủ đề “Giải pháp khai thác bền vững nguồn GEN ngô và ứng dụng công nghệ mới trong phát triển giống ngô thực phẩm và thức ăn xanh thích ứng với biến đổi khí hậu”.
Thời gian qua, sự hợp tác giữa Học viện Nông nghiệp Việt Nam và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế có sự phát triển mạnh mẽ. Cụ thể, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Kế hoạch số 74/KH-UBND ngày 07/03/2020 về việc triển khai các nội dung hợp tác với Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Từ đó tới nay, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã và đang tiến hành xây dựng nhiều đề án phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế. Một trong những đề án quan trọng đó là Đề án “Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 – 2025”. Mục tiêu của Đề án nhằm gắn kết giữa phát triển KTNN của Tỉnh với du lịch, góp phần làm gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp, đa dạng hóa và nâng cao thu nhập cho nông dân, đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ du lịch, thúc đẩy phát triển KTNN và xây dựng nông thôn mới của Tỉnh giai đoạn 2021-2025 bền vững.
Cây sầu riêng là cây ăn quả nhiệt đới rất được ưa chuộng ở các nước Đông Nam Á. Tại Việt Nam, sầu riêng là cây ăn quả chủ lực của nhiều địa phương ở Đồng Bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và đã được xuất khẩu sang nhiều quốc gia như Trung Quốc, Lào, Đài Loan, Hồng Kông… Quả sầu riêng có thể sử dụng được dưới nhiều cách khác nhau như: quả tươi, chế biến, đông lạnh; mang lại giá trị kinh tế và hàm lượng dinh dưỡng cao. Do vậy, đẩy mạnh việc phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có của cây sầu riêng nâng cao giá trị sản xuất và hiệu quả kinh tế thì việc liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm sầu riêng là rất cần thiết
Cây nhãn là cây ăn quả nhiệt đới rất được ưa chuộng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, nhãn là cây ăn quả chủ lực của nhiều địa phương như Sơn La, Hưng Yên, Đồng Tháp, Vĩnh Long,… và đã được xuất khẩu sang nhiều quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU). Quả nhãn có thể sử dụng được dưới nhiều cách khác nhau như: quả tươi, chế biến, đông lạnh; mang lại giá trị kinh tế và hàm lượng dinh dưỡng cao. Do vậy, đẩy mạnh việc phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có của cây nhãn nâng cao giá trị sản xuất và hiệu quả kinh tế thì việc phát triển chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ nhãn là rất cần thiết.
Với mục tiêu gắn kết lý luận với thực tiễn, ứng dụng các giải pháp thị trường KH&CN lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhằm thúc đẩy việc nâng hạng sản phẩm OCOP. Ngày 13/11/2021, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo “Giải pháp thị trường khoa học và công nghệ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhằm thúc đẩy việc nâng hạng sản phẩm OCOP”. Tham dự hội thảo, về phía Học viện Nông nghiệp Việt Nam có PGS.TS Phạm Bảo Dương – Phó Giám đốc Học viện; TS. Vũ Ngọc Huyên – Phó Giám đốc Học viện; PGS.TS Đỗ Quang Giám – Bí thư chi bộ, trưởng Khoa kế toán và Quản trị Kinh doanh. Ngoài ra, hội thảo còn có sự tham dự của ông Lê Văn Thắng – Chi cục trưởng chi cục Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hưng yên; Ông Vũ Tiến Giáp - Trưởng Phòng Quản lý Công nghệ và Thị trường công nghệ - Sở Khoa học công nghệ tỉnh Hưng Yên. Đặc biệt, hội thảo còn có sự tham gia của trên 50 khách mời, 6 diễn giả là các cán bộ nghiên cứu, nhà khoa học, cán bộ giảng viên và các học viên/sinh viên. Hội thảo được tổ chức/kết nối trên nền tảng Microsoft Teams.
Từ ngày 26/10 đến ngày 29/10/2021, dự án “Giám sát xu hướng việc làm của sinh viên Việt Nam sau tốt nghiệp” (MOTIVE) tổ chức hội thảo "Cách thức khảo sát tình trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp tại các cơ sở đại học trong bối cảnh Đại dịch Covid-19". Hội thảo do trường Đại học Thái Nguyên (TNU) chủ trì. Trong điều kiện dịch Covid-19, hội thảo diễn ra theo phương thức trực tuyến thông qua nền tảng Zoom.
Để đánh giá xác thực hơn về thực trạng và những vấn đề tồn tại trong bảo tồn và phát triển bền vững nguồn gen cây mít theo chuỗi giá trị tại Việt Nam, ngày 30/10/2021, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển cây mít theo chuỗi giá trị ở Việt Nam”. Tham dự Hội thảo có trên 50 khách mời, 13 diễn giả đến từ 3 trường đại học, 4 viện, trung tâm nghiên cứu, 4 tổ chức quản lý công và 1 doanh nghiệp được kết nối trực tuyến trên nền tảng Zoom.
Với mục đích tạo diễn đàn trao đổi học thuật và chia sẻ kinh nghiệm giữa các nhà nghiên cứu về lĩnh vực kinh tế, kinh doanh và hành vi tiêu dùng phục vụ phát triển kinh tế bền vững, Trường Đại học Nha Trang phối hợp với Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Môi trường cho phát triển Việt Nam và Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế đồng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Tăng trưởng xanh và phát triển bền vững”. Hội thảo được tổ chức trong ngày 03/10/2021 qua ứng dụng Zoom.
Với mục tiêu chia sẻ tiến bộ kỹ thuật, công nghệ và mô hình liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ quả vải theo chuỗi nhằm nâng cao giá trị sản phẩm vải Việt Nam, sáng ngày 05/10/2021, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển sản xuất cây vải Việt Nam theo chuỗi liên kết”. Tham dự Hội thảo có trên 70 khách mời, 11 diễn giả đến từ 2 trường đại học, 2 viện nghiên cứu, 3 tổ chức quản lý công và 3 doanh nghiệp được kết nối trực tuyến trên nền tảng Zoom.
Ngày 22 tháng 9 năm 2021, Ban Kinh tế Trung ương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng với Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Khoa Kinh tế và PTNT tổ chức buổi Tọa đàm trực tuyến nhằm thu thập ý kiến góp ý của các chuyên gia cho chuyên đề “Đổi mới thể chế, chính sách thúc đẩy nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ trong nông nghiệp” phục vụ tổng kết Nghị Quyết 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân và nông thôn và xây dựng Nghị quyết Tam nông mới. Chủ trì buổi Tọa đàm là TS. Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành trung ương Đảng, nguyên Phó trưởng Ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương. Đại biểu tham gia có ông Nguyễn Văn Tiến, Vụ trưởng vụ NN&PTNT, Bộ NN&PTNT, GS.TS. Trần Đức Viên, Phụ trách Hội đồng Học viện, PGS.TS. Phạm Bảo Dương, Phó giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cùng nhiều chuyên gia là các giáo sư, tiến sỹ, các nhà khoa học, và các cán bộ quản lý ở các trường đại học, viện nghiên cứu và cơ quan Bộ ngành trong lĩnh vực khoa học công nghệ và nông nghiệp, nông thôn.
Thực hiện kế hoạch hoạt động của nhóm nghiên cứu mạnh năm học 2020-2021, ngày 17/8/2021, nhóm nghiên cứu mạnh Chính sách nông nghiệp đã phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tại Việt Nam tổ chức hội thảo tham vấn chuyên gia quốc tế với chủ đề “Chương trình phát triển nông thôn của Hàn Quốc tại Việt Nam”. Hội thảo được tổ chức trên nền tảng trực tuyến Zoom với sự tham gia của hơn 50 đại biểu là giảng viên, nghiên cứu viên và học viên cao học đến từ nhiều quốc gia trên thế giới như: Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia, Philipines, Ghana và Việt Nam. Đại diện cho tổ chức KOICA tham dự hội thảo có bà Rah Mi Hye – Phó giám đốc quốc gia KOICA Việt Nam. Về phía Khoa Kinh tế & PTNT, có TS. Nguyễn Hữu Nhuần – Phó trưởng khoa, PGS.TS. Nguyễn Phượng Lê – trưởng nhóm Nghiên cứu mạnh Chính sách nông nghiệp, cùng toàn thể các giảng viên, nghiên cứu viên trong khoa.