Nhóm nghiên cứu mạnh " Chế biến và bảo quản thực phẩm có nguồn gốc động vật"

Thứ bảy - 21/04/2018 16:51
  1. Giới thiệu chung về nhóm nghiên cứu
            Nhóm nghiên cứu mạnh về chế biến và bảo quản thực phẩm có nguồn gốc động vật là nhóm nghiên cứu bao gồm các giảng viên và nghiên cứu viên thuộc Khoa Công nghệ thực phẩm, Học Viện NN Việt Nam có cùng tâm huyết muốn thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp thực phẩm ở Việt Nam, đặc biệt là các sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Các thành viên của nhóm có nhiều năm kinh nghiệm trong nghiên cứu và ứng dụng vi sinh vật trong chế biến thực phẩm, trong nghiên cứu các sản phẩm từ sữa và thủy sản (nước mắm). Trong những năm tới nhóm nghiên cứu sẽ tập trung vào nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm sữa giàu protein beta casein A2, tuyển chọn các vi khuẩn chịu lạnh để sản xuất sữa không lactose. Ngoài ra, nhóm cũng tập trung vào hướng nghiên cứu làm giảm hàm lượng histamine trong nước mắm truyển thống của Việt Nam.
Trưởng nhóm: TS. Nguyễn Đức Doan
          Thư ký: ThS. Nguyễn Vĩnh Hoàng
            02 PGS.TS; 4 TS. ; 4ThS. Và KS.
TT Họ và tên Đơn vị
  1.  
TS. Nguyễn Đức Doan Khoa Công nghệ thực phẩm, HVN
  1.  
ThS. Nguyễn Vĩnh Hoàng Khoa Công nghệ thực phẩm, HVN
  1.  
PGS.TS.TS. Nguyễn Hoàng Anh Khoa Công nghệ thực phẩm, HVN
  1.  
PGS.TS.Nguyễn Thị Thanh Thủy Khoa Công nghệ thực phẩm, HVN
  1.  
TS.Nguyễn Thị Lâm Đoàn Khoa Công nghệ thực phẩm, HVN
  1.  
TS.Trần Thị Thu Hằng Khoa Công nghệ thực phẩm, HVN
  1.  
ThS. Lê Minh Nguyệt Khoa Công nghệ thực phẩm, HVN
  1.  
TS.Trần Thị Nhung Khoa Công nghệ thực phẩm, HVN
  1.  
ThS.Phạm Thị Dịu Khoa Công nghệ thực phẩm, HVN
  1.  
KS. Nguyễn Thị Hồng Khoa Công nghệ thực phẩm, HVN
  1. Mục tiêu
* Mục tiêu chung:
Nghiên cứu và ứng dụng Công nghệ chế biến và bảo quản để tạo ra các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật có giá trị dinh dưỡng cao, giàu hoạt chất sinh học tự nhiên phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, từ đó giúp nâng cao giá trị kinh tế của ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản Việt Nam. Hơn nữa, mục tiêu của nhóm còn giúp nâng tầm danh tiếng của Học Viện Nông nghiệp Việt Nam trong nước và thế giới thông qua các sản phẩm nghiên cứu được chuyển giao vào thực tiễn và công bố khoa học quốc tế. 
* Mục tiêu cụ thể:
  • Tập hợp các nhà nghiên cứu khoa học trong và ngoài học viện để xây dựng các chương trình/dự án về lĩnh vực chế biến và bảo quản sản phẩm có nguồn gốc động vật (thịt, thủy sản, trứng, sữa)
  • Đào tạo đội ngũ nghiên cứu chuyên sâu, nâng cao năng lực của các nhà khoa học trong nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.
  • Tập huấn nâng cao kỹ năng viết báo cáo khoa học và các kỹ năng viết thuyết minh đề tài/dự án.
  1. Định hướng nghiên cứu chính
  • Phân tích các biến thể protein beta casein trong sữa bò làm cơ sở lựa chọn để sản xuất sữa giàu protein A2 phòng chống các bệnh tim mạch, tự kỷ ở trẻ em
  • Khai thác các chủng vi sinh vật có hoạt tính sinh học (khả năng sinh enzyme, khảng năng kháng vi sinh vật gây bệnh …) tạo chế phẩm vi sinh vật có hoạt tính sinh học như probiotic để ứng dụng trong chăn nuôi gà,… hoặc tạo ra các chế phẩm vi sinh để xử lý phế phụ phẩm.
  • Phân lập, tuyển chọn, định danh vi sinh vật sinh tổng hợp enzyme beta-galactosidase có hoạt tính cao ở nhiệt độ thấp, ứng dụng enzyme trong sản xuất sữa không chứa đường lactose.
  • Ứng dụng công nghệ vi sinh để nâng cao chất lượng các sản phẩm thủy sản (giảm histamine trong nước mắm truyền thống…)
  1. c sản phẩm mong đợi
  • Xuất bản các bài báo trên các tạp chí trong và ngoài nước: 2 bài báo tiếng Anh tạp chí Học viện, 3 bài báo tiếng Việt và 2 bài trên các tạp chí quốc tế thuộc danh mục ISI
  • 1 hướng dẫn kỹ thuật về giảm hàm lượng histamine trong nước nắm truyền thông Quy trình kỹ thuật được công nhận cấp cơ sở

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập15
  • Hôm nay19
  • Tháng hiện tại21,816
  • Tổng lượt truy cập5,110,882
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây