Phụ nữ trong kinh doanh: Nghiên cứu so sánh về tinh thần khởi nghiệp của phụ nữ ở Moldova, Thái Lan và Việt Nam

Phụ nữ trong kinh doanh: Nghiên cứu so sánh về tinh thần khởi nghiệp của phụ nữ ở Moldova, Thái Lan và Việt Nam

  •   14/05/2024 11:14:01 AM
  •   Đã xem: 214
  •   Phản hồi: 0

Sáng ngày 10/05/2024, Nhóm nghiên cứu Cấu trúc xã hội nông thôn đã thực hiện Seminar chuyên gia với chủ đề: Women in Bussiness: Comparative Study of Women Entrepreneurship in Moldova, Thailand and Vietnam (Phụ nữ trong kinh doanh: Nghiên cứu so sánh về tinh thần khởi nghiệp của phụ nữ ở Moldova, Thái Lan và Việt Nam) do các chuyên gia: Victoria Lungu; Daniela Lungu; Sorin Golovatic, Trung tâm nghiên cứu giới (Gender Centru)- Moldova; Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Khuê, Bộ môn Xã hội học, Khoa Khoa học xã hội Học viện Nông nghiệp Việt Nam trình bày.

Phần mềm phối hợp khẩu phần ăn cho lợn, gà

  •   11/04/2024 10:55:05 AM
  •   Đã xem: 312
  •   Phản hồi: 0

1 (1)

Nuôi cá lồng tại hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình

  •   01/03/2024 05:26:41 AM
  •   Đã xem: 513
  •   Phản hồi: 0

Nhân nhanh giống trà hoa vàng Tam Đảo (Camellia tamdaoensis Ninh et Hakoda) bằng giâm cành trên hệ thống khí canh

Nhân nhanh giống trà hoa vàng Tam Đảo (Camellia tamdaoensis Ninh et Hakoda) bằng giâm cành trên hệ thống khí canh

  •   21/12/2021 05:31:46 AM
  •   Đã xem: 834
  •   Phản hồi: 0

Trà hoa vàng Tam Đảo là loài đặc hữu của vườn Quốc gia Tam Đảo, Vĩnh Phúc được phát hiện và công bố năm 2010 bởi Trần Ninh và Hakoda Naotoshi (Hà Văn Huân & Nguyễn Văn Phong, 2015). Trà hoa vàng Tam Đảo là cây dược liệu quý hiếm được mệnh danh là “vàng xanh” của vùng đất Tam Đảo. Vì vậy loài cây trồng này đang bị săn lùng và khai thác quá mức dẫn đến những nguy cơ dần biến mất trong tự nhiên. Hơn nữa Cây trà hoa vàng Tam Đảo là cây khó tái sinh trong tự nhiên. Vấn đề cần đặt ra phải có biện pháp duy trì, nhân giống và bảo tồn nguồn dược liệu quý hiếm này.

Seminar khoa học tuần 40 năm 2021 của nhóm nghiên cứu mạnh “Cây màu”

Seminar khoa học tuần 40 năm 2021 của nhóm nghiên cứu mạnh “Cây màu”

  •   13/12/2021 04:59:09 AM
  •   Đã xem: 503
  •   Phản hồi: 0

Ngày 07/10/2021, nhóm nghiên cứu mạnh “Cây màu” – Khoa Nông học đã tổ chức thành công buổi seminar sinh hoạt chuyên môn với các chuyên đề sau:

Chuyên đề 1: “Phân tích di truyền và khả năng kết hợp về hàm lượng phenol và tính trạng thứ cấp ở ngô có màu sắc (đỏ xanh và tím)” do GS.TS. Vũ Văn Liết trình bày.

Chuyên đề 2: “Genome-phenome assist crop breeding for nutrient use efficiency: case study in rice and potential application in vegetable” do ThS. Nguyễn Trung Đức trình bày.

Tham dự buổi seminar là sự góp mặt đầy đủ của các thầy/cô trong nhóm nghiên cứu mạnh Cây Màu cùng giảng viên, cán bộ trong khoa Nông học, Viện Nghiên cứu và Phát triển Cây trồng, Viện Sinh học Nông nghiệp và một số sinh viên thực tập tại đây.

Mở đầu buổi seminar là bài trình bày của GS.TS. Vũ Văn Liết về chủ đề: “Phân tích di truyền và khả năng kết hợp về hàm lượng phenol và tính trạng thứ cấp ở ngô có màu sắc (đỏ xanh và tím)”. Do có nhiều lợi ích cho sức khỏe như chống ung thư và chống viêm nhiễm nên các hợp chất phenol và hoạt tính của các chất kháng oxi hóa (antioxidant) được tất cả các nhà chọn giống ngô thực phẩm quan tâm, cải tiến, phát triển phục vụ nhu cầu người tiêu dùng. Sự đa dạng di truyền của ngô (Zea mays L.) biểu thị rất rõ ở màu sắc hạt bao gồm màu đỏ, xanh và tím. Các sắc tố này chứa nhiều hoạt chất thực vật như hợp chất phenol và các chất kháng oxy hóa được sản sinh ra từ quá trình chuyển hóa thứ cấp. Hàm lượng phenolic của ngô ngọt gần bằng với ngô thông thường (15,55 μmol GAE/g = 264 mg GAE/100g trọng lượng khô) chiếm gần 80% hàm lượng nước trong ngô ngọt tươi và cao hơn các loại ngũ cốc khác, bao gồm lúa mì (135,8 mg GAE/100g), yến mạch (111,0mg GAE/100g), và gạo (94,5mg GAE/100g).

Seminar khoa học tuần 32: Nhóm nghiên cứu mạnh Sinh lý- Sinh thái cây trồng

Seminar khoa học tuần 32: Nhóm nghiên cứu mạnh Sinh lý- Sinh thái cây trồng

  •   13/12/2021 04:55:20 AM
  •   Đã xem: 458
  •   Phản hồi: 0

Nitơ là một trong những nguyên tố hóa học quan trọng nhất cho sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng, chỉ đứng sau nước. Tuy nhiên, tình trạng sử dụng thừa nitơ gây ra các vấn đề môi trường, ảnh hưởng đến môi trường đất, nước, đến chất lượng sản phẩm và cuộc sống của con người. Xuất phát từ thực tiễn đó, hôm nay ngày 12/8/2021 nhóm nghiên cứu mạnh Sinh lý – sinh thái cây trồng thuộc Khoa Nông học tổ chức Seminar với tiêu đề: “Đạm trong nông nghiệp và vấn đề ô nhiễm môi trường” do TS. Nguyễn Văn Phú trình bày.

Seminar “Analysis of translation errors- Phân tích các lỗi biên dịch”

Seminar “Analysis of translation errors- Phân tích các lỗi biên dịch”

  •   21/09/2021 11:39:46 AM
  •   Đã xem: 2486
  •   Phản hồi: 0

Ngày 15/9/2021, nhóm nghiên cứu mạnh Ngôn ngữ học ứng dụng Tiếng Anh – khoa Sư phạm và ngoại ngữ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức seminar trực tuyến với chủ đề “Analysis of translation errors- Phân tích các lỗi biên dịch” do ThS. Trần Thanh Phương – Bộ môn Tiếng Anh chuyên nghiệp trình bày.
Theo Howatt (1984), dịch thuật luôn được xem là một thành tố quan trọng hàng đầu trong quá trình dạy ngôn ngữ. Biçer (2002) cũng nhấn mạnh sự cần thiết của dịch thuật đối với sinh viên ngôn ngữ và sinh viên chuyên ngành dịch. Trong chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, môn Biên dịch được coi là một môn học cơ bản và bắt buộc cho sinh viên năm thứ 2 chuyên ngành ngôn ngữ Anh. Đối với sinh viên, môn biên dịch không mang tính chất đào tạo chuyên sâu về kĩ năng dịch thuật mà chủ yếu hướng đến việc củng cố kiến thức ngữ pháp và từ vựng, bên cạnh đó, cung cấp những kĩ năng cơ sở về dịch thuật thông qua các bài tập thực hành theo từng chủ đề. Sang năm thứ ba, sinh viên được bổ trợ và nâng cao kỹ năng qua môn dịch nữa là Biên dịch nâng cao. Đối với môn học này, sinh viên được học các chiến lược dịch với từng chủ điểm ngữ pháp và thực hành nhiều bài tập với các chiến lược dịch đó.

Seminar “Một số lỗi thường gặp trong báo cáo khóa luận của sinh viên Ngôn ngữ Anh k62 và cách khắc phục”

Seminar “Một số lỗi thường gặp trong báo cáo khóa luận của sinh viên Ngôn ngữ Anh k62 và cách khắc phục”

  •   13/09/2021 05:21:53 AM
  •   Đã xem: 986
  •   Phản hồi: 0

Ngày 25/8/2021, vừa qua nhóm nghiên cứu mạnh Ngôn ngữ học ứng dụng Tiếng Anh – khoa Sư phạm và Ngoại ngữ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức seminar với chủ đề “Một số lỗi thường gặp trong báo cáo khóa luận của sinh viên Ngôn ngữ Anh k62 và cách khắc phục” do thạc sỹ Phạm Hương Lan – Bộ môn Tiếng Anh cơ bản trình bày.

Khóa luận tốt nghiệp (KLTN) là bản báo cáo bằng văn bản về nghiên cứu được thực hiện nhằm hoàn thành một phần chương trình Cử nhân. Đây được coi như kì thi của sinh viên năm cuối trước khi tốt nghiệp nhận bằng. Không chỉ là nơi đúc kết lại các kỹ năng và kiến thức được học của sinh viên trong suốt quá trình ngồi trên ghế nhà trường, giúp các giảng viên đánh giá trình độ và khả năng tiếp thu của sinh viên một cách khách quan, chính xác, KLTN còn cho phép sinh viên tìm hiểu các lĩnh vực cụ thể hoặc vấn đề cụ thể một cách chi tiết, đồng thời tạo cơ hội cho sinh viên phát triển và vận dụng khả năng tư duy độc lập và kỹ năng ngôn ngữ của mình. Ngoài việc nhận biết năng lực của sinh viên để đưa ra quyết định cho điểm, xếp loại sinh viên một cách chính xác và công bằng thì yêu cầu sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp còn có mục đích tạo điều kiện cho sinh viên có điều kiện và cơ hội nâng cao các khối kiến thức và kỹ năng đã được trang bị tại trường và phát huy sở trường của mình trong công trình nghiên cứu khoa học. Vì vậy việc tìm hiểu về các lỗi trong KLTN có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác hướng dẫn và thực hiện KLTN, giúp giáo viên hướng dẫn đưa ra tư vấn hiệu quả hơn, đồng thời giúp sinh viên ý thức và tránh được các loại lỗi, từ đó nâng cao chất lượng KLTN.

Gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, đáp ứng chuẩn đầu ra các ngành đào tạo của Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn

Gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, đáp ứng chuẩn đầu ra các ngành đào tạo của Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn

  •   08/09/2021 11:29:13 AM
  •   Đã xem: 640
  •   Phản hồi: 0

Vững lý thuyết, giàu kỹ năng và nhiệt huyết là những tiêu chí chủ chốt trong các bản tin tuyển dụng. Trong sự vận động không ngừng của nền kinh tế, đòi hỏi của thị trường lao động, đặc biệt là thị trường nhân lực chất lượng cao, ngày càng cao. Theo phản ánh của các tổ chức, doanh nghiệp tuyển dụng, tỷ lệ sinh viên mới ra trường có khả năng làm việc được ngay mà không cần đào tạo lại rất hạn chế. Các nhà tuyển dụng mong đợi sinh viên tốt nghiệp không chỉ giỏi kiến thức chuyên môn mà cần có nhiệt huyết và kỹ năng vận dụng.

Kết quả nghiên cứu đề tài cấp Nhà nước: Giải pháp cơ bản nhằm giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2030

Kết quả nghiên cứu đề tài cấp Nhà nước: Giải pháp cơ bản nhằm giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2030

  •   31/08/2021 12:13:45 PM
  •   Đã xem: 913
  •   Phản hồi: 0

Trong những năm qua, công tác giảm nghèo được quan tâm triển khai thực hiện và có sự phối kết hợp của các tổ chức kinh tế - xã hội từ trung ương đến địa phương. Ở Việt Nam, kết quả giảm nghèo đã có những đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương và quốc gia, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số. Việt Nam là một quốc gia đa dạng về tộc người và ngôn ngữ với 54 nhóm dân tộc cùng nhau sinh sống, xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Nước ta có 53 dân tộc thiểu số với 14,119 triệu người, hơn 3,6 triệu hộ, chiếm 14,7% dân số cả nước. Mặc dù đã có nhiều chính sách phát triển đặc thù nhưng tỷ lệ hộ nghèo và kết quả giảm nghèo ở vùng DTTS và miền núi vẫn chưa đạt được như mong đợi. Tỷ lệ hộ nghèo các dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao trong tổng số hộ nghèo của cả nước và có sự chênh lệch giữa các nhóm dân tộc thiểu số, và theo vùng sinh thái. Vì vậy việc phát triển kinh tế, xã hội ở các vùng DTTS và miền núi có ý nghĩa quyết định trong việc duy trì sự ổn định xã hội và đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Việt Nam. Nhận thức được vấn đề này, Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm phát triển kinh tế, xã hội vùng DTTS và miền núi. Một số chính sách đặc thù cho phát triển kinh tế, xã hội cho vùng DTTS và miền núi có thể kể đến như Chương trình định canh định cư, Chương trình 135, Chương trình 30a. Đặc biệt, Chính phủ đã thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững (giai đoạn 2012-2015 và giai đoạn 2016-2020) nhằm mục đích tăng thu nhập, giảm tỷ lệ nghèo và tăng khả năng tiếp cận với các dịch vụ cơ bản đối với nhóm DTTS.

Hội thảo tham vấn chuyên gia quốc tế về: Chương trình phát triển nông thôn của Hàn Quốc tại Việt Nam

Hội thảo tham vấn chuyên gia quốc tế về: Chương trình phát triển nông thôn của Hàn Quốc tại Việt Nam

  •   27/08/2021 05:19:42 AM
  •   Đã xem: 1162
  •   Phản hồi: 0

Thực hiện kế hoạch hoạt động của nhóm nghiên cứu mạnh năm học 2020-2021, ngày 17/8/2021, nhóm nghiên cứu mạnh Chính sách nông nghiệp đã phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tại Việt Nam tổ chức hội thảo tham vấn chuyên gia quốc tế với chủ đề “Chương trình phát triển nông thôn của Hàn Quốc tại Việt Nam”. Hội thảo được tổ chức trên nền tảng trực tuyến Zoom với sự tham gia của hơn 50 đại biểu là giảng viên, nghiên cứu viên và học viên cao học đến từ nhiều quốc gia trên thế giới như: Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia, Philipines, Ghana và Việt Nam. Đại diện cho tổ chức KOICA tham dự hội thảo có bà Rah Mi Hye – Phó giám đốc quốc gia KOICA Việt Nam. Về phía Khoa Kinh tế & PTNT, có TS. Nguyễn Hữu Nhuần – Phó trưởng khoa, PGS.TS. Nguyễn Phượng Lê – trưởng nhóm Nghiên cứu mạnh Chính sách nông nghiệp, cùng toàn thể các giảng viên, nghiên cứu viên trong khoa.

Seminar: “Đánh giá tính bền vững của hệ thống nước sạch nông thôn trên địa bàn thành phố Hải Phòng”

Seminar: “Đánh giá tính bền vững của hệ thống nước sạch nông thôn trên địa bàn thành phố Hải Phòng”

  •   26/08/2021 05:40:35 AM
  •   Đã xem: 688
  •   Phản hồi: 0

Chiều 23/8/2021 đã diễn ra buổi trình bày Seminar của Giảng viên Nguyễn Thị Thu Quỳnh – Bộ môn Kinh tế với chủ đề “Đánh giá tính bền vững của hệ thống nước sạch nông thôn trên địa bàn thành phố Hải Phòng”.

Buổi Seminar diễn ra với sự chủ trì của TS. Nguyễn Hữu Nhuần – Phó trưởng Khoa và sự tham gia của đông đảo các giảng viên, cán bộ và sinh viên của Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn.

Hội thảo quốc tế lần 2 về Nông nghiệp, Môi trường và Giáo dục (ICEEA 2021), với chủ đề "Hệ thống lương thực, thực phẩm và sinh kế bền vững: Chuyển đổi các khám phá thành các giải pháp và ứng dụng"

Hội thảo quốc tế lần 2 về Nông nghiệp, Môi trường và Giáo dục (ICEEA 2021), với chủ đề "Hệ thống lương thực, thực phẩm và sinh kế bền vững: Chuyển đổi các khám phá thành các giải pháp và ứng dụng"

  •   26/08/2021 05:35:42 AM
  •   Đã xem: 1125
  •   Phản hồi: 0

Sáng ngày 25/8/2021, Học viện Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Nông nghiệp Central Bicol, Philippines (CBSUA) và Cục nghiên cứu và Phát triển hệ sinh thái (ERDB), Bộ Tài nguyên và Môi trường, Phillipines đồng tổ chức Hội thảo quốc tế lần 2 về Nông nghiệp, Môi trường và Giáo dục (ICEEA 2021), với chủ đề "Hệ thống lương thực, thực phẩm và sinh kế bền vững: Chuyển đổi từ các khám phá thành các giải pháp và ứng dụng". Hội thảo diễn ra theo hình thức trực tuyến từ địa điểm chính là Trường Đại học Nông nghiệp Central Bicol, Philippines kết nối với các cá nhân, tổ chức, trường đại học và đối tác trên nền tảng Zoom.

Hội thảo Quốc tế trực tuyến: “Ve và các bệnh do ve truyền” (Ticks and tickborne diseases: A One Health perspective)

Hội thảo Quốc tế trực tuyến: “Ve và các bệnh do ve truyền” (Ticks and tickborne diseases: A One Health perspective)

  •   24/08/2021 10:17:12 AM
  •   Đã xem: 829
  •   Phản hồi: 0

Thực hiện chủ trương của Học viện “Giãn cách xã hội nhưng không “giãn cách” trao đổi khoa học và công nghệ”, nhóm Nghiên cứu mạnh Ký sinh trùng dự kiến tổ chức Hội thảo Quốc tế trực tuyến với chủ đề: “Ve và các bệnh do ve truyền” (Ticks and tickborne diseases: A One Health perspective). Hội thảo bằng ngôn ngữ Tiếng Anh sẽ diễn ra trực tuyến từ 15h00 đến 17h00 (giờ Việt Nam), Thứ 5, ngày 26 tháng 8 năm 2021.

Thành phần loài tảo nước ngọt trong hệ ao nuôi trồng thủy sản tại khoa Thủy sản - Học viện Nông nghiệp Việt NAM

Thành phần loài tảo nước ngọt trong hệ ao nuôi trồng thủy sản tại khoa Thủy sản - Học viện Nông nghiệp Việt NAM

  •   24/08/2021 05:07:10 AM
  •   Đã xem: 3624
  •   Phản hồi: 0

Tảo có vai trò vô cùng quan trọng trong chuỗi thức ăn, tạo dưỡng khí và là nhóm sinh vật chỉ thị của hệ sinh thái thuỷ vực. Việc tìm hiểu và nghiên cứu về vi tảo đóng vai trò quan trọng, có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao năng suất cá tôm của các loại hình vực nước và các hình thức nuôi từ quảng canh cho đến thâm canh. Nhằm góp phần tạo cơ sở dữ liệu về vi tảo, đánh giá vai trò của các loài, sự biến động thành phần loài chính yếu trong hệ thống ao nuôi của khoa Thủy sản, nhóm nghiên cứu chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu biến động thành phần loài tảo nước ngọt trong hệ ao nuôi trồng thủy sản tại khoa Thủy sản - Học viện Nông nghiệp Việt Nam”


Các tin khác

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay3,788
  • Tháng hiện tại45,748
  • Tổng lượt truy cập5,082,149
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây