Nhóm nghiên cứu mạnh "Công nghệ chuyển gen vào tế bào thực vật"

Thứ bảy - 21/04/2018 15:57
  1. Giới thiệu chung về nhóm nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu mạnh " Công nghệ chuyển gen vào tế bào thực vật" chính thức thành lập theo quyết định số 98/QĐ - HVN, ngày 12/01/2018 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. 
TT Họ và tên Đơn vị
  1.  
PGS.TS. Nguyễn Thanh Hải Khoa Công nghệ sinh học, VNUA
  1.  
Ths.Phạm Thị Thu Hằng Khoa Công nghệ sinh học, VNUA
  1.  
Ths.Nông Thị Huệ Khoa Công nghệ sinh học, VNUA
  1.  
Ths.Phạm Thị Dung Khoa Công nghệ sinh học, VNUA
  1.  
Ths. Đặng Thị Thanh Tâm Khoa Công nghệ sinh học, VNUA
  1.  
TS. Đinh Trường Sơn Khoa Công nghệ sinh học, VNUA
  1. Mục tiêu
Mục tiêu chung: Phát triển các giống cây trồng mang các tính trạng mới, có khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận hoặc chống chịu hạn, úng, mặn và chống chịu sâu bệnh
Mục tiêu cụ thể:
  • Tạo được các quy trình chuyển gen vào thực vật với hiệu suất cao, dễ dàng áp dụng trong thực tiễn;
  • Tạo được các vật liệu, mẫu giống cây trồng CNSH mang các đặc tính mới như: có khả năng chống chịu với các điều kiện bất thuận (hạn, úng, mặn…) và chống chịu sâu bệnh hại.
  • Thực hiện các nghiên cứu cơ bản (nghiên cứu biểu hiện gen, hệ thống transcriptomic) cũng như nghiên cứu ứng dụng trong sản xuất protein tái tổ hợp ở thực vật.
  • Chuyển giao công nghệ và thực hiện dịch vụ chọn tạo cây trồng mới với các đơn vị có nhu cầu.
  • Là cơ sở đào tạo (sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh) cho Học viện và các cơ sở có nhu cầu.
  1. Định hướng nghiên cứu chính
          Sử dụng các quy trình chuyển gen thông dụng có cải tiến sáng tạo phù hợp để áp dụng vào các đối tượng thực vật có tiềm năng nhằm tạo được các vật liệu, mẫu giống cây trồng CNSH mang các đặc tính mới như: có khả năng chống chịu với các điều kiện bất thuận (hạn, úng, mặn…), chống chịu sâu bệnh hại và có khả năng sinh tổng hợp các hoạt chất thứ cấp ứng dụng trong nông nghiệp và y dược
  1. c sản phẩm mong đợi
  • Phân lập, nhân dòng và thiết kế được các vector chuyển gen mang các gen mã hóa cho các tính trạng chống chịu hạn, úng, mặn và chống chịu sâu bệnh… cũng như các vector biểu hiện các protein tái tổ hợp.
  • Xây dựng hệ thống tái sinh, tối ưu quá trình nuôi cấy mô, tạo cây chuyển gen có khả năng chống chịu hạn, úng, mặn và chống chịu sâu bệnh… và hệ thống nhân nhanh cây trồng CNSH.
  • Biểu hiện gen, hệ thống transcriptomic, tách chiết, tinh sạch và sản xuất thử nghiệm protein tái tổ hợp.
  • Đào tạo, chuyển giao công nghệ
  • Vật liệu, mẫu giống cây trồng CNSH mang các đặc tính mới như: có khả năng chống chịu hạn, úng, mặn và chống chịu sâu bệnh…

 

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập18
  • Hôm nay928
  • Tháng hiện tại22,725
  • Tổng lượt truy cập5,111,791
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây