Nhóm nghiên cứu mạnh "Công nghệ vi sinh vật ứng dụng"

Thứ bảy - 21/04/2018 16:36
  1. Giới thiệu chung về nhóm nghiên cứu
Chúng ta đang hướng tới nền nông nghiệp sạch, bền vững, nên cần phải hạn chế và thay thế dần dần các loại hóa chất dùng trong sản xuất và chế biến các loại thực phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về vệ sinh, an toàn thực phẩm. Các chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ tự nhiên, đặc biệt các chế phẩm được sản xuất từ các loài vi vinh vật hữu ích đã đáp ứng được tiêu chí của người sản xuất và người tiêu dùng như thay thế các loại hóa chất, thuốc trừ sâu, các loại kháng sinh bổ sung vào thức ăn chăn nuôi bằng các loại enzyme có nguồn gốc từ vi sinh vật, các chế phẩm probiotics đảm bảo có lợi cho sức khỏe của người tiêu dùng, chế phẩm vi sinh vật phòng trừ bệnh hại, không gây tác động xấu  tới môi trường. Do đó hướng nghiên cứu ứng dụng vi sinh vật vào thực tế sản xuất rất cần thiết, mang tính thời sự.
Nhóm nghiên cứu mạnh về Công nghệ vi sinh vật ứng dụng được thành lập trên cơ sở định hướng phát triển của Học viện Nông nghiệp Việt Nam với mục đích tập trung các nhà khoa học, nghiên cứu trong lĩnh vực vi sinh vật để khai thác tối đa tiềm năng của các chủng vi sinh vật hữu ích, trên cơ sở đó sản xuất các loại chế phẩm phục vụ đời sống và sản xuất.
Nhóm nghiên cứu đã tập hợp được nhiều nhà khoa học được đào tạo tại nước ngoài như Hàn Quốc, Liên bang Nga, Úc, Đức, Nhật Bản chuyên về nghiên cứu, ứng dụng các chủng vi sinh vật hữu ích. Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng các chủng vi sinh vật hữu ích trong sản xuất chế phẩm probiotic và chế phẩm sinh học đã, đang được tiến hành tại Bộ môn công nghệ vi sinh, Khoa CNSH, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Kết quả của các đề tài nghiên cứu đã được công cố trên các tạp chí có uy ín và Hội thảo khoa học.  
Danh sách các nhà khoa học thuộc nhóm nghiên cứu của chúng tôi
 
  1.  
Họ và tên Đơn vị Trình độ Nước
đào tạo
Ngành đào tạo
  1.  
TS. Nguyễn Xuân Cảnh Khoa CNSH TS Hàn Quốc Khoa học sự sống ứng dụng
  1.  
PGS.TS. Nguyễn Văn Giang Khoa CNSH PGS. TS Nga Di truyền chọn giống
  1.  
ThS. Trần Thị Đào Khoa CNSH ThS Việt Nam Công nghệ sinh học
  1.  
ThS.Trần Thị Hồng Hạnh Khoa CNSH ThS Australia Công nghệ sinh học
  1.  
KS. Nguyễn Thanh Huyền Khoa CNSH KS Bungari Công nghệ sinh học
  1.  
TS.Nguyễn Thị Bích Thùy Khoa CNSH TS Việt Nam Khoa học cây trồng
  1.  
ThS. Ngô Xuân Nghiễn Khoa CNSH ThS Việt Nam Sinh học
  1. Mục tiêu
* Mục tiêu chung: Nghiên cứu, phát triển các sản phẩm có nguồn gốc từ vi sinh vật ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp.
* Mục tiêu cụ thể:
  • Thực hiện các nghiên cứu cơ bản trên đối tượng vi sinh vật 
  • Phát triển các chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp có nguồn gốc từ vi sinh vật
  • Thực hiện chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế về công nghệ vi sinh
  • Đào tạo, tập huấn các kiến thức và kỹ thuật liên quan đến vi sinh vật.
  1. Định hướng nghiên cứu chính
Trong trồng trọt, canh tác trước đây người sản xuất thường sử dụng nhiều phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật nguồn gốc hóa học và sử dụng không đúng liều lượng nên ảnh hưởng không tốt tới chất lượng sản phẩm, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới đời sống của con người, động vật. Trong lĩnh vực chăn nuôi, chất kháng sinh, tăng trọng cũng thường xuyên được sử dụng để phòng trị bệnh và tăng thu nhập của người chăn nuôi. Hiện nay, trong xu thế phát triển nền nông nghiệp sạch, bền vững, để hòa nhập được với thế giới và bảo vệ lợi ích của người sản xuất, sức khỏe người tiêu dùng, cần phải thay thế dần các loại thuốc có nguồn gốc hóa học bằng thuốc có nguồn gốc sinh học, sử dụng các chế phẩm probiotics, các chế phẩm phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh.
Nhóm vi sinh vật kích thích sinh trưởng cây trồng đã đáp ứng được yêu cầu của người sản xuất, các loài vi sinh vật này có khả năng cố định N2 từ không khí, chuyển khí này thành dạng dễ hấp thụ với cây trồng, chúng tiết vào đất các enzyme và acid hữu cơ giúp hòa tan các hợp chất phosphate, kali khó tan trong đất. Các loài vi sinh vật kích thích sinh trưởng cây trồng còn tổng hợp các phytohormones như IAA (indole acetic acid), gibberellin, hợp chất vận chuyển sắt (siderophore), các chất kháng khuẩn, kích thích tính kháng hệ thống ở cây, kháng các loài vi sinh vật gây bệnh hại cây trồng, điều hòa nồng độ ethylen giúp cây tránh được stress do nồng độ ethylen cao. Các loài vi sinh vật kích thích tiêu hóa, tăng cường hấp thụ thức ăn, nâng cao sức đề kháng của vật nuôi cũng đã được nghiên cứu và đánh giá.
Nguồn vi sinh vật được phân lập, tuyển chọn từ tự nhiên, có khả năng thích nghi tốt với điều kiện môi trường, nhưng có hoạt tính sinh học thấp và không ổn định. Để nâng cao hoạt tính sinh học của các chủng vi sinh vật, gần đây nhiều kỹ thuật mới đã được áp dụng như kỹ thuật đột biến (mutation), kỹ thuật di truyền giúp biến đổi gen (genetic enginering). Không chỉ hoạt tính sinh học mà nhiều đặc điểm sinh học khác của các chủng vi sinh vật cũng được cải thiện thông qua các kỹ thuật này.
Tiếp tục phân lập, đánh giá, chọn lọc, cải tiến chất lượng chủng giống vi sinh vật và nâng cao hiệu quả lên men sinh khối vi sinh vật, tách chiết và thu các sản phẩm hữu ích là các hướng nghiên cứu chuyên sâu của nhóm chúng tôi trong thời gian tới nhằm mục đích tạo các chế phẩm probiotics, các sản phẩm phân bón, chế phẩm sinh học chất lượng cao, phù hợp với nhiều đối tượng vật nuôi, cây trồng ở các điều kiện môi trường khác nhau.
  1. c sản phẩm mong đợi
  • Chế phẩm probiotics dùng tỏng chăn nuôi
  • Chế phẩm sinh học dùng trong trồng trọt, bảo vệ thực vật, bảo vệ nông sản sau thu hoạch.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập22
  • Hôm nay757
  • Tháng hiện tại22,554
  • Tổng lượt truy cập5,111,620
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây